tailieunhanh - TÀI LIỆU SINH 10: SỰ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở CƠ THỂ SỐNGNGUYÊN PHÂN

Tham khảo tài liệu 'tài liệu sinh 10: sự trao đổi chất và năng lượng ở cơ thể sốngnguyên phân', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | TÀI LIỆU SINH 10 Sự TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở CƠ THẺ SÓNG NGUYÊN PHÂN Ở TẾ BÀO ĐỘNG VẬT Kể cả người Trải qua một giai đoạn chuẩn bị còn gọi là kì trung gian và 4 kì liên tiếp là kì đầu kì giữa kì sau và kì cuối. 1. Giai đoạn chuẩn bị. Giai đoạn này diễn ra trong một thời gian dài khoảng 6 - 10 giờ. Điều đáng lưu ý trong giai đoạn này là sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể và trung thể. Mỗi nhiễm sắc thể lúc này vẫn còn là các sợi mảnh nhưng là một nhiễm sắc thể kép dính với nhau ở tâm động. Ngoài ra trong giai đoạn này tế bào còn tích thêm prôtêin tăng thêm số lượng các bào quan đồng thời tích luỹ năng lượng chuẩn bị bước vào phân chia. 2. Kì đầu Hai trung thể tách nhau tiến về hai cực của tế bào xuất hiện thoi vô sắc làm bằng các sợi tế bào chất đặc tơ vô sắc nối giữa hai cực đồng thời nhân phồng lên các nhiễm sắc thể xoắn lại co ngắn và hiện rõ. Sau đó màng nhân và nhân con biến mất. 3. Kì giữa Các NST kép lúc đầu nằm lộn xộn dần dần tập trung về mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Lúc này NST xoắn chặt và co lại đến mức ngắn nhất và có hình đặc trưng đa số có dạng hình chữ V. NST dính với các sợi của thoi vô sắc tại chỗ gấp khúc tâm động và quay các đầu tự do ra ngoài. 4. Kì sau Các NST con trong từng NST kép tách nhau ra ở tâm động dàn thành hai nhóm tương đương sau đó mỗi nhóm NST con này trượt về một cực theo các sợi của thoi vô sắc 5. Kì cuối Tại mỗi cực các NST tiến lại gần nhau tháo xoắn và duỗi ra trở thành dạng sợi mảnh khó phân biệt được từng NST riêng rẽ như ở kì giữa. Thoi vô sắc biến đi màng nhân và nhân con lại xuất hiện tạo thành hai nhân mới có số NST bằng nhau và bằng số NST của tế bào mẹ. Ở cuối kì sau hoặc đầu kì cuối cùng với sự hình thành các nhân mới tế bào chất cũng bắt đầu phân chia bằng cách thắt dần ở phân giữa của tế bào mẹ cho đến lúc thành 2 tế bào con mới hoàn toàn tách biệt nhau NGUYÊN PHÂN Ở TẾ BÀO THỰC VẬT Quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật cũng diễn ra tương tự chỉ khác là ở kì cuối tế bào chất không thắt lại mà hình thành

TỪ KHÓA LIÊN QUAN