tailieunhanh - Chế độ tưới cho lúa cấy - Thời kỳ cây đẻ nhánh
Đây là thời kỳ quyết định số bông trên đơn vị diện tích nhiều hay ít, chi phối đến năng suất lúa sau này. Tạo điều kiện thuận lợi nhất để lúa đẻ sớm và có tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu cao là yêu cầu của kỹ thuật thâm canh lúa. Mức tưới ngập khác nhau trong thời kỳ này có ảnh hưởng lớn đến quá trình đẻ nhánh. | Chế độ tưới cho lúa cấy - Thời kỳ cây đẻ nhánh Đây là thời kỳ quyết định số bông trên đơn vị diện tích nhiều hay ít chi phối đến năng suất lúa sau này. Tạo điều kiện thuận lợi nhất để lúa đẻ sớm và có tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu cao là yêu cầu của kỹ thuật thâm canh lúa. Mức tưới ngập khác nhau trong thời kỳ này có ảnh hưởng lớn đến quá trình đẻ nhánh. Nhưng cả 3 vụ mức tưới từ 5 -10 cm là có lợi nhất cho lúa đẻ nhánh và đạt dảnh hữu hiệu cao. Không có lớp nước ngập hoặc mức nước sâu hơn đều hạn chế khả năng đẻ nhánh và thành bông về sau. Đối với vụ chiêm và vụ Xuân tưới mức nước nông tốt hơn mức nước sâu. Ở những ngày nhiệt độ thấp cần giữ một lớp nước từ 5 -10 cm để tăng cường khả năng chịu rét cho lúa. Trong vụ mùa mức tưới 10 cm có chiều hướng tốt hơn so với các mức tưới khác. Nguyên nhân là do điều kiện nhiệt độ và ánh sáng. Vụ mùa thường gặp lúc nhiệt độ không khí cao làm cho nhiệt độ đất vùng rễ cao vượt quá phạm vi nhiệt độ giới hạn sinh lý nên đã ức chế quá trình hút dinh dưỡng và sinh trưởng của lúa. Ngược lại khi lớp nước sâu quá 15 cm lại làm giảm cường độ ánh sáng chiếu vào gốc lúa làm cho khả năng đẻ nhánh bị đình trệ. Mặt khác ở mức tưới nông độ dẫn điện của đất ở vùng rễ và vùng ngoài chênh lệch nhau ít hơn nên sự cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng tương đối thuận lợi hơn ở mức nước sâu. Nhiệt độ thấp ánh sáng yếu thì ảnh hưởng xấu của mức tưới sâu đến quá trình đẻ nhánh càng biểu hiện rõ. Chính vì thế mà trong vụ chiêm vụ Xuân với mức nước tưới từ 10cm trở lên đều làm giảm sức đẻ nhánh và dãnh hữu .
đang nạp các trang xem trước