tailieunhanh - Đôi điều cần bàn lại về mối quan hệ giữa Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Dữ_4

Còn thắc mắc của Trần Ích Nguyên về địa danh huyện Thanh Tuyền không biết chính xác ở đâu, trang 50 của sách, thì xin thưa, huyện này nay chính là huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phú. | Đôi điều cần bàn lại về mối quan hệ giữa Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Dữ -Phùng Khắc Khoan Còn thắc mắc của Trần Ích Nguyên về địa danh huyện Thanh Tuyền không biết chính xác ở đâu trang 50 của sách thì xin thưa huyện này nay chính là huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phú. 4. Như vậy theo chúng tôi thông tin Nguyễn Dữ là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ là lời các cụ tiên Nho theo truyền thuyết dân gian mà ghi lại chứ các cụ không kiểm chứng cũng có thể do các cụ nhầm hoặc vì quá yêu mến và ngưỡng vọng muốn tôn vinh nhà tư tưởng - hiền triết nhà thơ đạo lý Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm mà gán cho Từ đó các học giả các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước ở thế kỷ XX và mấy năm đầu thế kỷ XXI lại y cứ mà viết theo. Thiết nghĩ việc này chúng ta nên tỉnh táo nếu không thì vẫn còn sẽ tiếp tục truyền đạt lại giảng hoặc viết những truyền thuyết giai thoại dân gian thiếu tính khoa học cho các thế hệ tương lai. Trên cơ sở đó chúng tôi đi đến kết luận Nguyễn Dữ là người scíng cùng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm lớn hơn hay bằng hoặc nhỏ hơn Nguyễn Bỉnh Khiêm vài ba tuổi lại hiển vinh đỗ đạt trước Nguyễn Bỉnh Khiêm đến hơn 10 năm. Như vậy ông sinh khoảng trong mười năm cuối thế kỷ XV và mất tại nơi ẩn cư Thanh Hoá khoảng giữa thế kỷ XVI xuất thân trong gia đình có truyền thống văn chương khoa cử thế gia vọng tộc nên ông không thể là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm như các cụ ngày xưa và các học giả thế kỷ XX đã viết. Vấn đề thứ ba CÓ PHẢI PHÙNG KHẮC KHOAN LÀ BẠN HỌC CỦA NGUYỄN DỮ Cũng trong những công trình tài liệu đã nêu ở mục hai các cụ ngày xưa và các nhà nghiên cứu hôm nay y cứ mà viết theo khi cho rằng Phùng Khắc Khoan và Nguyễn Dữ là bạn học tức bạn đồng môn nơi trường học của danh sư Nguyễn Bỉnh Khiêm tại am Bạch Vân. Việc này lại càng lạ hơn và chúng tôi không hiểu tại sao các cụ tiên Nho lại viết như thế rồi các nhà nghiên cứu khoa học Ngữ văn hôm nay lại y cứ viết theo trong đó có những vị GS khả kính mà chúng tôi đã từng có may mắn được thụ giáo. Có lẽ là do

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.