tailieunhanh - Giáo án địa lý 12: Bài 37

Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu: 1. Kiến thức: - Biết được vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ của vùng. - Biết được những khó khăn, thuận lợi và triển vọng của việc phát huy các thế mạnh nhiều mặt của Tây Nguyên, đặc biệt là về phát triển cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp và khai thác nguồn thủy năng. | Giáo án địa lý 12 - Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở tây nguyên I. Mục tiêu Sau bài học giáo viên giúp học sinh hiểu 1. Kiến thức - Biết được vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ của vùng. - Biết được những khó khăn thuận lợi và triển vọng của việc phát huy các thế mạnh nhiều mặt của Tây Nguyên đặc biệt là về phát triển cây công nghiệp lâu năm lâm nghiệp và khai thác nguồn thủy năng. Trình bày được các tiến bộ về mặt kinh tế - xã hội của Tây Nguyên gắn liền với việc khai thác các thế mạnh của vùng những vấn đề về kinh tế - xã hội và môi trường với việc khai thác các thế mạnh này. 2. Kĩ năng - Củng cố các kĩ năng sử dụng bản đồ sưu tầm và sử lí các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Rèn luyện kĩ năng trình bày và báo cáo các vấn đề kinh tế - xã hội của một vùng. 3. Thái độ Thêm yêu quê hương tổ quốc đồng thời xác định tinh thần học tập nghiêm túc để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. II. phương tiện dạy học - Bản đồ kinh tế Tây Nguyên. - Các bảng số liệu liên quan đến nội dung bài học - At lat Địa lí Việt Nam. - Các hình ảnh minh học về các thế mạnh kinh tế của vùng Tây Nguyên. III. Hoạt động dạy và học A. ổn định tổ chức B. Kiểm tra miệng Câu 1 Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 2 Vấn đề lương thực thực phẩm trong vùng cần được giải quyết bằng cách nào Khả năng giải quyết vấn đề này C. Khởi động GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh cồng chiêng Tây Nguyên cho biết những hiểu biết của mình về không gian văn hóa cồng chiêng. GV Giới thiệu thêm về văn hóa cồng chiêng và tiềm năng triển vọng phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên. Ngày 25- 11- 2005 văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suất từ tỉnh Kon Tum Gia Lai Đăk Lăk Đăk Nông Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên Bana Rơmăm Xê đăng Mnông Cơho .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.