tailieunhanh - BÀI SOẠN ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (PHẦN 2)

Câu 2: Nói rõ đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sự thể hiện của yếu tố nhà nước trong các đặc trưng đó như thế nào? I. Kinh tế thị trường là là một mô hình kinh tế vận động, phát triển, dựa trên cơ sở các quy luật của thị trường, trong đó quan hệ hàng hoá - tiền tệ trở thành phổ biến và bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. . | BÀI SOẠN ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ PHẦN 2 Câu 2 Nói rõ đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sự thể hiện của yếu tố nhà nước trong các đặc trưng đó như thế nào I. Kinh tế thị trường là là một mô hình kinh tế vận động phát triển dựa trên cơ sở các quy luật của thị trường trong đó quan hệ hàng hoá - tiền tệ trở thành phổ biến và bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường là cơ chế vận hành khách quan của nền kinh tế ở đó các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường phát huy tác dụng trước hết là quy luật giá trị quy luật này đòi hỏi việc sản xuất hàng hoá phải trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết và trao đổi phải bình đẳng ngang giá. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phải tuân thủ quy luật này mới có thể tồn tại và phát triển. Thứ hai là quy luật cung cầu quy luật này biểu hiện quan hệ giữa cung và cầu thông qua giá cả nó tác động trực tiếp đến giá cả và phương thức sản xuất tiêu dùng của xã hội. Thứ ba là quy luật cạnh tranh quy luật này đòi hỏi hàng hoá sản xuất ra phải có chất lượng tốt hơn chi phí thấp hơn thái độ phục vụ văn minh hơn để nâng cao khả năng cạnh tranh so với các hàng hoá khác cùng loại. Một nền kinh tế được gọi là kinh tế thị trường phải có 6 đặc trưng chủ yếu sau 1. Thứ nhất là quá trình lưu thông vật chất từ khâu này đến khâu khác trong hệ thống các khâu của quá trình sản xuất và từ sản xuất đến tiêu dùng đều được thực hiện chủ yếu bằng phương thức mua - bán. Sở dĩ có sự luân chuyển vật chất trong nền kinh tế là do có sự phân công chuyên môn hoá trong sản xuất sản phẩm xã hội ngày càng cao bên cạnh đó còn do có sự dư thừa sản phẩm ở doanh nghiệp này ngành này nhưng lại thiếu sản phẩm ở doanh nghiệp khác ngành khác và ngược lại. Một nền kinh tế được gọi là nền kinh tế thị trường khi tổng lượng mua bán vượt quá nữa tổng lượng vật chất của xã hội. 2. Thứ hai người trao đổi hàng hoá phải có quyền tự do nhất