tailieunhanh - Kỹ thuật ủ chua rau xanh làm thức ăn cho lợn
Tham khảo tài liệu kỹ thuật ủ chua rau xanh làm thức ăn cho lợn , nông - lâm - ngư, nông nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Kỹ thuật ủ chua rau xanh làm thức ăn cho lợn Đem ủ các loại rau xanh (dây lá khoai lang, bèo Nhật Bản, cỏ voi, các loại rau ăn.) với các phụ gia (bột sắn, bột ngô, cám gạo, muối ăn, bột phân gà khô), chẳng những tăng được hàm lượng dinh dưỡng cho thức ăn, lợn ham ăn, chóng lớn mà còn dự trữ được lượng lớn thức ăn bổ sung có chất lượng tốt. Băm nhỏ rau xanh: Băm dài khoảng 0,5-1cm, loại bỏ lá già, lá vàng, lá thối ủng và gốc rễ cứng. Phơi héo: Đây là một bước rất quan trọng để đảm bảo nguyên tắc làm giảm tỷ lệ nước của nguyên liệu ủ. Sau khi băm nhỏ, rau xanh cần được phơi ngay dưới ánh nắng mặt trời cho đến khi tỷ lệ nước hao mất khoảng 40-45% (đối với dây lá khoai lang); 50-60% đối với bèo Nhật Bản. Riêng thân lá cây ngô không cần phơi héo, chỉ bỏ phần gốc và lá vàng, băm xong để rải mỏng trong bóng mát, tiến hành ủ ngay tránh để lá biến vàng. Một kinh nghiệm tốt cho việc này là: Nắm chặt một nắm rau xanh đã phơi héo trong tay, sau đó mở tay ra. Nếu nắm rau xanh này không nở bung ra và vẫn giữ nguyên hình dạng của nắm tay thì có nghĩa là mức độ phơi héo thế là đủ. Trong điều kiện thời tiết nắng và nóng thì thời gian phơi 2 - 4 giờ là đủ. Trong quá trình phơi nên đảo thường xuyên để nguyên liệu được héo nhanh và đều. Nên thu hoạch lượng rau xanh vừa đủ để tiến hành công việc băm, phơi héo và ủ trong cùng một ngày và sau khi thu hoạch nên tiến hành ủ càng nhanh càng tốt để giảm mức độ hao hụt chất dinh dưỡng tới mức tối đa. Cân nguyên liệu: Sau khi phơi héo, nguyên liệu được thu gom lại, để chỗ mát cho nguội và cân theo tỷ lệ của công thức sau: 93,5% rau xanh các loại đã phơi héo + 0,5% muối ăn + 6% bột sắn (hoặc 6% bột ngô, bột gạo, cám gạo). Trộn và ủ: Nguyên liệu sau khi đã cân được đổ vào đống và trộn đều với nhau bằng tay hoặc bằng xẻng. Để đảm bảo lượng muối ít được trộn đều trong thức ăn ủ thì trước hết phải trộn đều muối với các phụ gia (cám gạo, bột sắn.) sau đó mới trộn đều với rau xanh. Tốt nhất là ủ trong 3 lớp bao (trong là bao dứa, giữa là nilon, ngoài là bao dứa), như vậy tiện cho ăn hơn và đảm bảo kín không khí trong quá trình cho ăn. Nên cho hỗn hợp thức ăn ủ này vào bao theo từng lớp, sau mỗi lớp dày độ 15-20cm thì dùng tay nắm lại như quả đấm, nén mạnh cho không khí ra khỏi khối thức ăn ủ. Chú ý nén càng mạnh, càng chặt càng tốt và tránh không làm rách bao. Ngay sau khi kết thúc công việc này phải buộc kín ngay bao ủ. Nhớ là phải làm cho không khí ra hết khỏi bao trước khi buộc miệng bao. Cất giữ các bao thức ăn ủ: Những bao chứa thức ăn ủ chua cần được giữ, bảo quản ở nơi khô ráo, mát và cần tránh chuột, bọ, gián cắn thủng bao, không khí có thể xâm nhập vào bao làm mốc, thối thức ăn. Sau ủ 14 ngày có thể cho gia súc ăn được. Chú ý không nấu chín thức ăn ủ chua vì sẽ mất vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Lợn nái, lợn thịt (trên 50kg) ăn 2-3kg/ngày. Lợn choai (20-30kg) ăn 1-2kg/ngày.
đang nạp các trang xem trước