tailieunhanh - Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1930_1

Tham khảo bài viết 'lịch sử việt nam từ 1919 đến 1930_1', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1930 I. Tình hình kinh tế chính trị văn hoá xã hội Việt Nam từ 1919 đến 1930 1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp và những biến đổi trong nền kinh tế Việt Nam. Cuộc khai thác thuộc địa lần II của thực dân Pháp Khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc mặc dù là nước thắng trận nhưng Pháp cũng là một trong những nước bị tổn thất nặng nề nhất. Các ngành sản xuất công nghiệp nông nghiệp hoạt động giao thông vận tải thương nghiệp giảm sút nghiêm trọng hoặc bị đình trệ. Trong khi những khoảng tiền lớn chi phí cho chiến tranh và những số vốn lớn đầu tư ở nước ngoài riêng ở nước Nga Sa hoàng là 14 tỉ Phơ-răng bị mất trắng thì số nợ quốc gia của Pháp chủ yếu nợ Mĩ tăng từ 170 tỉ Phơ-răng năm 1918 lên tới 300 tỉ Phơ-răng năm 1920 . Đồng Phơ-răng ngày càng mất giá giá cả leo thang đời sống dân thuộc địa khó khăn càng làm tăng thêm nỗi bất bình đấu tranh chống Chính phủ của các tầng lớp nhân dân lao động Pháp. Để hàn gắn vết thương chiến tranh nhanh chóng khôi phục phát triển kinh tế trong nước Pháp cạnh tranh với các đế quốc khác trên thị trường quốc tế các tập đoàn tư bản độc quyền Pháp một mặt tăng cường bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong nước mặt khác ráo riết đẩy mạnh khai thác bóc lột nhân dân các nước thuộc địa. Tại Đông Dương một thuộc địa quan trọng giàu có vào bậc nhất trong hệ thống thuộc địa của Pháp Chính phủ Pháp đã thi hành chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai trong thời gian từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 . Nhằm khai thác bóc lột được nhiều hơn kho tài nguyên thiên nhiên phong phú nguồn nhân công dồi dào rẻ mạt và độc chiếm thị trường Đông Dương chủ yếu là Việt Nam với một quy mô rộng lớn và tốc độ nhanh gấp nhiều lần so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trước chiến tranh. Vốn đầu tư tăng nhanh qua các năm chỉ tính riêng năm 1920 tổng số vốn đầu tư của tư bản Pháp vào các cơ sở kinh doanh ở Đông Dương lên tới 255

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN