tailieunhanh - Số phận của "chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa" ở Trung Quốc_2

Những nhà lý luận Trung Quốc nghi ngờ CNHTXHCN đều hoàn toàn đồng ý với ý kiến phản bác của Ximonov phát biểu ở trong Đại hội đại biểu các nhà văn Liên Xô lần thứ hai, đồng thời bổ sung mấy điểm bất hợp lý của định nghĩa về CNHTXHCN. | Số phận của Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc Những nhà lý luận Trung Quốc nghi ngờ CNHTXHCN đều hoàn toàn đồng ý với ý kiến phản bác của Ximonov phát biểu ở trong Đại hội đại biểu các nhà văn Liên Xô lần thứ hai đồng thời bổ sung mấy điểm bất hợp lý của định nghĩa về CNHTXHCN. Họ viết từ khi định nghĩa này được xác định đến nay chưa có ai giải thích được chính xác thường hôm qua coi là giải thích xác đáng thì hôm nay đã bị người khác lật đổ. Qua khảo sát đặc trưng văn học hiện thực chủ nghĩa họ cho rằng từ đặc điểm bên trong của văn học hiện thực chủ nghĩa để phân chia văn học của hai thời đại cũ và mới thành một đường ranh giới tuyệt đối khác nhau là rất khó khăn . Do đấy Tần Triệu Dương đề nghị gọi chủ nghĩa hiện thực trước mắt là chủ nghĩa hiện thực của thời đại xã hội chủ nghĩa . Ông còn nói Sở dĩ tôi nghiên cứu khuyết điểm của định nghĩa CNHTXHCN là vì định nghĩa này đã đẻ ra một số tư tưởng dung tục ở Trung Quốc chúng ta còn kết hợp với một số tư tưởng dung tục khác tạo thành sự gò bó giáo điều trong sự nghiệp văn học. Tư tưởng dung tục này là sự giải thích lý giải dung tục hoá đối với Bài nói chuyện của Mao Trạch Đông và biểu hiện chủ yếu là ở việc lý giải quan hệ giữa văn nghệ và chính trị Tần Triệu Dương Tập tìm đường văn học Nxb. Văn học nhân dân 1984 P143144 . Như thế có thể thấy các ông Tần Triệu Dương đã phủ định CNHTXHCN là một phương pháp sáng tác độc lập và chỉ ra định nghĩa này sẽ dẫn đến chủ nghĩa giáo điều và lý giải dung tục về quan hệ giữa chính trị và văn nghệ. Ý kiến phủ định CNHTXHCN của các ông Tần Triệu Dương bị một số nhà lý luận phê bình khác phản bác. Trương Quang Niên Hoàng Dược Miên Tưởng Khổng Minh Diệp Dĩ Quần . đều xuất phát từ quan điểm thế giới quan và phương pháp sáng tác là gắn bó chặt chẽ với nhau coi hạt nhân của khái niệm CNHTXHCN là chủ nghĩa xã hội dùng tinh thần xã hội chủ nghĩa để giáo dục nhân dân là sự khác nhau cơ bản giữa CNHTXHCN và chủ nghĩa hiện thực trước đây. Do đó họ cho rằng không thể dùng

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN