tailieunhanh - Những bậc tiên phong của tư duy Hậu hiện đại

Lâu nay về lý luận hậu hiện đại, chúng ta thường nhắc đến những nhà lý luận giải cấu trúc R. Barthes và J. Derida cùng các nhà nghiên cứu phê bình văn hoá hậu hiện đại I. Hassan, . Lyotard, J. Harbemas, J. Baudrillard, F. Jameson, | Những bậc tiên phong của tư duy Hậu hiện đại Lâu nay về lý luận hậu hiện đại chúng ta thường nhắc đến những nhà lý luận giải cấu trúc R. Barthes và J. Derida cùng các nhà nghiên cứu phê bình văn hoá hậu hiện đại I. Hassan . Lyotard J. Harbemas J. Baudrillard F. Jameson . mà chưa chú ý đầy đủ đến J. Lacan và M. Foucault những người tiên phong của tư duy hậu hiện đại. I Jacque Lacan Vô thức ngôn ngữ chủ thể Jacque Lacan 1901-1981 kế tục S. Freud là nhà tâm phân học có ảnh hưởng đến giới lý luận phê bình văn học nhiều nhất ở phương Tây. Nếu S. Freud dùng phương pháp khoa học thực nghiệm để thiết lập ra môn Tâm phân học Psychoanalysis mang đầy tính chất hiện đại thì J. Lacan đã vận dụng ngôn ngữ học vào tâm phân học chuyển hẳn sang tính chất hậu hiện đại. Thời sinh viên J. Lacan theo học tâm phân học và triết học cả ở Đại học Sư phạm và Đại học Tổng hợp Paris. Ra trường ông vừa giảng dạy tâm phân học vừa chữa bệnh tâm thần. Với khẩu hiệu trở về với S. Freud từ năm 1951 trở đi hàng tuần ông đều công khai chủ trì một cuộc hội thảo khoa học và từ năm l964 lại sáng lập và lãnh đạo Trường phái S. Freud ở Paris cả hai việc đều kéo dài đến lúc cuối đời. Trong thực tế tâm phân học của J. Lacan từ chỗ kết hợp với ngôn ngữ học như đã nói trên hơn nữa còn tiến lên vận dụng cả chủ nghĩa cấu trúc hình thành nên tâm phân học cấu trúc rồi không phải ngẫu nhiên mà cuối đời ông đã ly khai với Hội tâm phân học quốc tế. Công trình chủ yếu gồm có Trước tác1937-1966 1966 Bốn khái niệm cơ bản của tâm phân học 1973 Cái tôi trong lý thuyết của S. Freud và trong kỹ thuật của tâm phân học 1978 Tập luận văn về ngôn ngữ với tâm phân học 1981 . Trên ý nghĩa trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan với lý luận phê bình văn học nghệ thuật có thể triển khai lý thuyết của J. Lacan theo các vấn đề cấu trúc ngôn ngữ của vô thức chủ thể manh nha và song hành với vô thức phương pháp bóc trần những trá hình chủ quan . 1 Cấu trúc ngôn ngữ của vô thức Năm 1953 trong bài Phạm vi và chức năng của ngôn .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN