tailieunhanh - Đề tài “Tình hình các Đảng chính trị ở Việt Nam trong những năm 1921 - 1929”

Ngày nay khi đất nước giành được độc lập, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, từng bước xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn đó là xã hội xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, các thế lực phản động tìm mọi cách lôi kéo, công kích và nói xấu chế độ ta. Vì vậy để có được sự ổn định về chính trị và xã hội thì vai trò lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định. Qua hơn 80. | (1927) ra đời khi giai cấp tư sản mới hình thành, do những tiểu tư sản trí thức thành lập, hoạt động theo cương lĩnh thiếu nhất quán. Trong ba năm từ 1927 - 1929, Quốc dân Đảng đã nhiều lần thay đổi nội dung quan trọng của cương lĩnh đấu tranh từ tiến hành cách mạng quốc gia, cách mạng thế giới đến cách mạng xã hội dân chủ rồi sau đó thay thế bằng các nguyên tắc tự do, bình đẳng, bác ái của cách mạng tư sản Pháp và cuối cùng là tiếp nhận chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn nhưng không đề cập tới chủ trương chia ruộng đất cho nông dân. Tình hình trên bắt nguồn từ sự non yếu về tư duy lý luận chính trị, khiến Quốc dân Đảng chưa đủ sức xác định đúng đắn con đường cách mạng giải phóng dân tộc. Mặt khác họ theo chủ nghĩa dân tộc tư sản chủ trương dùng bạo động để giành độc lập dân tộc, trong quá trình hoạt động nhiều đảng viên của Việt Nam Quốc dân Đảng không tin và không muốn dựa vào sức mạnh của nhân dân đông đảo mà muốn đi tìm sức mạnh trong từng cá nhân, đề cao chủ nghĩa anh hùng cá nhân, phiêu lưu, mạo hiểm, trong tình thế quẫn bách họ lại dồn mọi cố gắng vào việc chuẩn bị bạo động với tư tưởng

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN