tailieunhanh - Chức năng của bể khử trùng
Khử trùng nước thải là nhằm mục đích phá hủy, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm hoặc chưa được hoặc không thể khử bỏ trong quá trình xử lý nước thải. Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa khoảng 105 – 106 vi khuẩn /ml. Hầu hết các loại vi khuẩn có trong nước thải không phải là vi trùng gây bệnh nhưng không loại trừ khả năng có vi khuẩn gây bệnh. Khi xả ra nguồn nước cấp, hồ bơi, thì sẽ lan truyền bệnh rất lớn. Vì vậy cần phải tuyệt trùng nước thải trước khi xả. | Chức năng của bể khử trùng Khử trùng nước thải là nhằm mục đích phá hủy, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm hoặc chưa được hoặc không thể khử bỏ trong quá trình xử lý nước thải. Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa khoảng 105 – 106 vi khuẩn /ml. Hầu hết các loại vi khuẩn có trong nước thải không phải là vi trùng gây bệnh nhưng không loại trừ khả năng có vi khuẩn gây bệnh. Khi xả ra nguồn nước cấp, hồ bơi, thì sẽ lan truyền bệnh rất lớn. Vì vậy cần phải tuyệt trùng nước thải trước khi xả ra ngoài. Ngoài ra khử trùng nước thải còn giúp tiêu diệt các vi sinh vật để ngăn ngừa sự kết bám của chúng lên các thiết bị làm lạnh, làm giảm khả năng truyền nhiệt đồng thời làm tăng tổn thất thủy lực của hệ thống. Phân loại các phương pháp khử trùng Vật lý: 1. Khử trùng bằng tia cực tím Tia cực tím tác dụng làm thay đổi DNA của tế bào vi khuẩn, tia cực tím có độ dài bước sóng 254nm, khả năng diệt khuẩn cao nhất. Trong các nhà máy xử lý nước thải, dùng đèn thuỷ ngân áp lực thấp để phát tia cực tím, loại đèn này phát ra tia cự tím có bước sóng 253,7nm, bóng đèn đặt trong hộp thủy tinh không hấp phụ tia cực tím, ngăn cách đèn và nước. Ưu điểm: tự động, không có vị, mùi, và thời gian tiếp xúc thấp. Nhược điểm: Độ thâm nhập thấp, bị giới hạn bởi độ đục, lớp chất nhờn phát triển trên ống, ống tia cực tím dần dần bị giảm hiệu quả. 2. Khử trùng bằng siêu âm: Dòng siêu âm với cường độ tác dụng không nhỏ hơn 2W/cm2 trong khoảng thời gian trên 5 phút có khả năng tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật trong nước. 3. Khử trùng bằng PP nhiệt: Đây là phương pháp khử trùng cổ truyền. Đun sôi nước ở nhiệt độ 1000C có thể tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có trong nước. Phương pháp đun sôi nước tuy đơn giản, nhưng tốn nhiên liệu và cồng kềnh, nên chỉ dùng trong quy mô gia đình. 4. Khử trùng bằng phương pháp lọc: Đại bộ phận các vi sinh vật có trong nước ( trừ siêu vi trùng) có kích thước 1-2 . Nếu đem lọc nước qua lớp lọc có kích thước khe rỗng nhỏ hơn 1 có thể loại trừ được đa số vi khuẩn. Lớp lọc thường dùng là các tấm sành, sứ gốm có khe rỗng cực nhỏ. Nước đem lọc phải có hàm lượng cạn nhỏ hơn 2mg/L. Ưu điểm của phương pháp vật lý: không làm thay đổi tính chất hóa lý của nước, không tác dụng phụ tuy nhiên hiệu suất thấp nên thường chỉ áp dụng ở quy mô nhỏ. Hóa học 1. Khử trùng bằng Ion Bạc : Bạc dưới các hình thức khác nhau đã được sử dụng để ức chế sự tăng trưởng của vi sinh vật. Nó thường được kết hợp với than hoạt tính trong các bộ lọc. Bạc không tạo ra mùi vị hoặc mùi gây khó chịu khi được sử dụng trong xử lý nước. Với hàm lượng 2 – 10 ion g/l đã có tác dụng diệt trùng. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là: nếu trong nước có độ màu cao, có chất hữu cơ, có nhiều loại muối, thì ion bạc không phát huy được khả năng diệt trùng. Hơn nữa, chất hữu cơ không ảnh hưởng đến hiệu quả của nó như là trường hợp với clo tự do. Chi phí cao, nhiễu bởi clorua và sulfide . Ngoài ra người ta còn sử dụng ion của một số kim loại nặng để xử lý nước 2. Acid và baz Sinh vật mang bệnh bị ảnh hưởng mạnh bởi độ pH của nước. Chúng sẽ không tồn tại khi nước hoặc axit hoặc có tính kiềm cao. Vì vậy việc xử lý làm giảm hoặc làm tăng pH vượt quá mức bình thường từ 6,5 đến 7,5 có thể là một cách hiệu quả tiêu diệt vi sinh vật.
đang nạp các trang xem trước