tailieunhanh - Đề Tài: Chuỗi cung ứng của sản phẩm Cocacola Việt Nam

Trong quá trình tồn tại và phát triển của mọi tổ chức, cung ứng luôn là hoạt động không thể thiếu. Xã hội ngày càng phát triển, cung ứng càng khẳng định rõ hơn vai trò quan trọng của mình. Giờ đây, trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế Thế giới, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cung ứng đã trở thành vũ khí chiến lược sắc bén, giúp tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường quốc nội và quốc tế | Như ta đã biết Pepsi xâm nhập vào thị trường Việt Nam sớm hơn Coca-Cola và ngay khi ViệtNam mở cửa thị trường, Pepsi đã ký hợp đồng “xâm nhập”. Lập tức, với thế lực hùng hậu của mình,Pepsi đã thống lĩnh thị trường Việt từ Nam ra Bắc. Với giá quá rẻ, cộng thêm uy tín, chất lượng“hàng đầu thế giới”, Pepsi “đè bẹp” các đối thủ Việt Nam trong vòng không quá. một tháng. Sau đó, Pepsi thiết lập hệ thống phân phối trên toàn cõi Việt Nam. Ngoài các đại lý và tổng đại lý, Pepsi còn “tiếp cận” hầu hết các quán cà phê (nơi quảng bá và tiêu thụ một lượng rất lớn nước ngọt củaPepsi). Và trong giai đoạn đó Pepsi đã thắng lợi Coca do Pepsi không những có được một hệ thống phân phối tốt trên toàn xứ (nhờ tới trước) mà họ còn có được những nhà quản lý và điều hành giỏi, am hiểu tâm lý của người Việt - điều này rất quan trọng. Xong không chụi từ bỏ do vào xuất hiện tạithị trường Việt Nam muộn hơn và họ đã đưa ra một số những chính sách đặc biệt là chính sách tập trung vào đối tượng người bán lẻ Coca-cola vẫn bền bỉ trong chiến dịch “xâm lấn” thị phần của mình. Họ sử dụng những người bán lẻ, đẩy dạo những chiếc xe 3 bánh nhỏ đi bán dạo trên hè phố, đồng thời đi sâu vào tận “hang cùng ngõ hẹp” của Thành phố (nơi có thể những “vòi bạch tuộc” của hệ thống phân phối của Pepsi còn “bỏ sót”). Những người bán dạo bằng xe đẩy của Coca-cola bán ra một chai Coca với giá chỉ có 2000 đồng, trong khi ngoài quán cà-phê một chai Pepsi có giá là 5000 ngàn đồng, còn ở nhà hàng là 9000 đồng. Dĩ nhiên, Coca-cola không đặt hy vọng vào doanh thu của từng chai nước ngọt (được bán dạo), mà chủ yếu họ tiếp thị “khẩu vị“cho khách hàng, đồng thời tiếp thị luôn những quán “cóc”nhỏ bé trong hẻm lấy hàng của Coca với giá “ưu đãi,” bằng cách đó tạo ra thị phần cho hãng tình hình cạnh tranh trên, người Thành phố có dịp chứng kiến hai hình ảnh trái ngược nhau. Trong khi những chiếc xe tải nhỏ mang hình ảnh của thương hiệu Pepsi ung dung chở hàng tới bỏ cho các đại lý và quán cà-phê thì người ta lại thấy những chiếc xe 3 bánh “nhỏ xíu” củaCoca-cola được đẩy đi bán dạo trên hè phố và trong các con hẻm. Ðây có lẽ cũng là một chiêu thức “độc đáo” trong việc chiếm thị phần của Coca, vì đẩy xe bán dạo là một trong những hình ảnh“thân quen” trong cuộc sống đô thị của người Việt.

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.