tailieunhanh - Hiện đại hoá văn học đầu thế kỉ XX: Nghiên cứu so sánh trường hợp Hàn Quốc và Việt Nam_2

Tiến trình hiện đại hóa văn học ở Hàn Quốc và Việt Nam bắt nguồn từ đâu, đi qua những sự kiện gì, vận động theo hình thái nào , ấy là những vấn đề mà tham luận này tìm cách trả lời, trên cái nhìn so sánh. | II A - 1 r 1 - Ầ J 1 Ấ 1 Hiện đại hoá văn học đâu thê kỉ XX Nghiên cứu so sánh trường hợp Hàn Quôc và Việt Nam Tiến trình hiện đại hóa văn học ở Hàn Quốc và Việt Nam bắt nguồn từ đâu đi qua những sự kiện gì vận động theo hình thái nàoấy là những vấn đề mà tham luận này tìm cách trả lời trên cái nhìn so sánh. Theo những tìm hiểu còn hạn hẹp của chúng tôi tiến trình hiện đại hóa văn học ở Hàn Quốc và Việt Nam đều bắt nguồn từ nhu cầu nội tại của nền văn học bản địa. Có những dấu hiệu rất xa từ quá khứ trong văn học dân gian và văn học trung đại của Hàn Quốc và Việt Nam của một cảm thức hiện đại. Nếu chúng ta quan niệm hiện đại như là một cảm thức về thời gian hiện tồn và ý thức về thân phận tình huống như một cá thể. Những cái hôm qua đêm qua xuất hiện nhiều trong ca dao và thơ thiền Việt Nam là một thời điểm cụ thể để đối sánh với cái hiện tại. Một bài ca cổ như Hoàng Điểu ca của Hàn Quốc nếu chuyển sang tiếng Hàn và không nói xuất xứ cũng có thể tưởng là thơ của thời hiện đại. Có rất nhiều ví dụ như vậy rải rác lẩn khuất trong giòng chảy văn học hai nước từ thuở nguyên sơ cho đến khi chịu ảnh hưởng của nước ngoài. Cắt nghĩa điều này tôi nghĩ đến mấy yếu tố văn hóa nông nghiệp triết lý Phật giáo và sức sống mạnh mẽ độc lập của văn hóa dân gian hai nước. Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng cảm thức về thời gian bắt nguồn từ văn hóa nông nghiệp và triết học Phật giáo khác với cảm thức về thời gian trong văn hóa hiện đại. Một bên là thời gian luân chuyển thường hằng của vũ trụ mà con người hòa nhập nương theo một bên là thời gian xã hội ở đó con người vừa xây dựng những quy phạm vừa luôn có khát vọng vượt thoát chúng để tiến về phía trước. Nhu cầu bộc lộ cá nhân cũng vậy. Cái hồn nhiên tự nhiên nhi nhiên trong văn học dân gian sẽ rất khác với cái ý thức vừa bộc lộ bản ngã vừa ngắm nhìn cách thức bộc lộ ấy của văn học hiện đại. Dù khác nhau về tính chất vẫn có thể khẳng định rằng những yếu tố trên trong văn học truyền thống Hàn Quốc và Việt Nam là những hạt mầm tươi tốt để

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.