tailieunhanh - Hương vị lạ của những nguyên tố nặng nhất bảng tuần hoàn (Phần 1)

Một sự kiện hiếm đã diễn ra hồi tháng 6, khi không chỉ một mà có tới hai nguyên tố mới được bổ sung vào bảng tuần hoàn hóa học. Là những nguyên tố nặng nhất từng được khám phá, những thực thể mới này tương ứng có 114 và 116 proton trong hạt nhân của chúng. Mặc dù chúng chưa có tên để gọi – nguyên tố có tên gọi nặng nhất hiện nay là copernicium có 112 proton – nhưng sự có mặt của chúng trong bảng tuần hoàn đã được công nhận bởi Hiệp hội Vật lí. | Hương vị lạ của những nguyên tố nặng nhất bảng tuần hoàn Phần 1 Một sự kiện hiếm đã diễn ra hồi tháng 6 khi không chỉ một mà có tới hai nguyên tố mới được bổ sung vào bảng tuần hoàn hóa học. Là những nguyên tố nặng nhất từng được khám phá những thực thể mới này tương ứng có 114 và 116 proton trong hạt nhân của chúng. Mặc dù chúng chưa có tên để gọi - nguyên tố có tên gọi nặng nhất hiện nay là copernicium có 112 proton - nhưng sự có mặt của chúng trong bảng tuần hoàn đã được công nhận bởi Hiệp hội Vật lí và Vật lí Ứng dụng Quốc tế và cơ quan chị em của nó về hóa học và hóa học ứng dụng. Nói chính thức thì những nguyên tố này có tồn tại. Cũng trong cuộc họp của Nhóm Làm việc Chung đã đánh giá bằng chứng cho ba nguyên tố khác nữa trong bảng tuần hoàn tương ứng chứa 113 115 và 117 proton. Dấu hiệu của những nguyên tố này đã được trông thấy ở những thí nghiệm tại Liên Viện nghiên cứu Hạt nhân JINR ở Dubna Nga và các kết quả đã được công bố trên tạp chí khoa học. Tuy nhiên vào dịp này ủy ban quyết định không chính thức công nhận sự tồn tại của những nguyên tố đó cho đến khi có những phép đo kiểm tra chéo và rõ ràng hơn. Kiến thức của chúng ta về hạt nhân nguyên tử đã có bước phát triển lớn kể từ khi khám phá ra nó được báo cáo vào năm 1911 bởi Ernest Rutherford. Ảnh Library of Congress Science Photo Library Việc tạo ra và nhận dạng những nguyên tố mới - và trong quá trình đó định nghĩa lại các giới hạn của bảng tuần hoàn - là một lĩnh vực tiên phong của vật lí hạt nhân nhưng việc chứng minh một nguyên tố mới đã được tạo ra là không đơn giản. Những thách thức khoa học tương tự như thế xảy ra khi đối tượng của thí nghiệm là tạo ra những hạt nhân có tỉ số neutron N so với proton Z cao hoặc thấp khác thường. Mặc dù những hạt nhân lạ này có tính chất hóa học giống với những anh em bền hơn của chúng và vì thế chiếm giữ những ô giống nhau trong bảng tuần hoàn nhưng khối lượng tổng không giống nhau của chúng có thể làm thay đổi triệt để cách thức hành xử của hạt nhân của chúng.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.