tailieunhanh - MIỀN BẮC VỚI CÔNG CUỘC CHI VIỆN CHIẾN TRƯỜNG VÀ CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HỌAI LẦN II_1

Tham khảo bài viết 'miền bắc với công cuộc chi viện chiến trường và chống chiến tranh phá họai lần ii_1', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | MIỀN BẮC VỚI CÔNG CUỘC CHI VIỆN CHIẾN TRƯỜNG VÀ CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HỌAI LẦN II Phán đoán trước tình hình Mĩ sẽ phải ngừng ném bom bắn phá trong một ngày gần nhất ngày 28-10-1968 Bộ Chính trị ra nghị quyết về khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc sau khi kết thúc chiến tranh phá hoại. Nghị quyết Bộ Chính trị nêu rõ nhiệm vụ trước mắt của miền Bắc là phải tập trung sức bảo đảm đầy đủ và kịp thời yêu cầu tăng cường sức chiến đấu cho tiền tuyến thực hiện khẩu hiệu Tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược đẩy mạnh sản xuất và xây dựng bảo đảm đời sống của nhân dân tập trung sức đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp xây dựng kinh tế địa phương ra sức tăng cường giao thông vận tải và những ngành trọng yếu của công nghiệp do Trung ương quản lí làm cho kinh tế miền Bắc vững mạnh tích cực chuẩn bị cho những năm sau và cho việc khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Nghị quyết cũng nêu lên phương hướng nhiệm vụ những mục tiêu quan trọng cần phát triển của các ngành nông nghiệp công nghiệp giao thông vận tải lưu thông phân phối. Từ cuối năm 1969 đầu năm 1970 thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nghị quyết của Trung ương Đảng khắp miền Bắc diễn ra ba cuộc vận động chính trị lớn Lao động sản xuất Phát huy dân chủ và tăng cường chế độ làm chủ tập thể của quần chúng xã viên nông thôn Nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp đảng viên Lớp Hồ Chí Minh . Cũng từ đó các phong trào thi đua học tập công tác và lao động sản xuất đều dấy lên sôi nổi trong mọi giới mọi ngành và đem lại nhiều kết quả to lớn. Trên mặt trận sản xuất nông nghiệp chăn nuôi được đưa dần lên thành một ngành chính. Các hợp tác xã đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật thâm canh tăng vụ. Nhiều giống lúa mới có năng suất cao được đưa vào canh tác. Nhờ đó số các địa phương và hợp tác xã nông nghiệp đạt mục tiêu từ 5 tấn thóc trở lên trên 1 hécta ngày càng tăng. Sản lượng lương thực năm 1970 tăng hơn năm 1968 khoảng 60 vạn tấn. Năm 1971 dù có trận lụt lớn gây thiệt hại nặng nhưng sản lượng lương thực vẫn

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN