tailieunhanh - Doanh nghiệp Việt và câu chuyện tỉ giá
Doanh nghiệp Việt và câu chuyện tỉ giá Có kẻ khóc, người cười trong câu chuyện tỉ giá tăng, nhưng trên hết ai nấy đều chờ đợi Chính phủ sẽ có một giải pháp “lưỡng toàn kỳ mỹ” cho vấn đề tỉ giá. Trong lúc đó, tất cả những gì doanh nghiệp có thể làm là vận dụng toàn bộ sự linh hoạt của mình để ứng phó với bài toán sản xuất và bán hàng hằng ngày. | Doanh nghiệp Việt và câu chuyện tỉ giá Có kẻ khóc người cười trong câu chuyện tỉ giá tăng nhưng trên hết ai nấy đều chờ đợi Chính phủ sẽ có một giải pháp lưỡng toàn kỳ mỹ cho vấn đề tỉ giá. Trong lúc đó tất cả những gì doanh nghiệp có thể làm là vận dụng toàn bộ sự linh hoạt của mình để ứng phó với bài toán sản xuất và bán hàng hằng ngày. Câu chuyện tỉ giá tăng sẽ có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu dường như không hoàn toàn đúng trong lúc này khi nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Vì vậy ông Dương Quốc Nam Tổng Giám đốc Công ty Nội thất Phố Xinh cũng như nhiều doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu đang hy vọng sự điều chỉnh mới về tỉ giá để có thể giúp cân bằng chuyện nhập xuất. Tỉ giá tăng Rủi ro hay cơ hội Phố Xinh có khoảng 700 công nhân với 3 nhà máy lớn và 10 cửa hàng trưng bày trong nước. Khoảng 40 doanh thu của công ty này đến từ xuất khẩu trong khi phần lớn nguyên vật liệu như gỗ da kính sắt phục vụ đều phải nhập khẩu. Gần một năm qua có thể xem là không thuận lợi cho công ty này trước việc đồng nội tệ giảm giá. Trước tiên Phố Xinh phải đối mặt với chuyện giá nhập khẩu nguyên liệu tăng trong khi giá xuất khẩu khó mà tăng được do hợp đồng đã được ký từ trước. Khó khăn còn đến từ sức ép cạnh tranh với hàng Trung Quốc trên thị trường thế giới. Đó là chưa kể đến việc chi phí sản xuất và nhân lực cũng tăng cao. Phố Xinh buộc phải tăng hơn 60 lương và phụ cấp cho người lao động trong hơn một năm qua để có thể giữ chân nhân viên khi các đơn hàng xuất khẩu buộc phải hoàn thành đúng hạn. Trong lúc chờ một tín hiệu mới về tỉ giá ông Nam Phố Xinh phải xoay xở bằng cách tiếp tục tích lũy ngoại tệ để thanh toán các đơn hàng nhập khẩu nguyên liệu giữ giá xuất khẩu nhưng tăng thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm để giữ thế cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Và kết quả là ông Nam có thể sẽ phải chấp nhận mức lợi nhuận thấp hơn mong đợi. Câu chuyện của May Nhà Bè cũng không khác mấy so với Phố Xinh. Cùng với sự khan hiếm nguyên liệu bông trên
đang nạp các trang xem trước