tailieunhanh - NHỮNG CÂU CHUYỆN PHÍA SAU BÀI THƠ 'TÂY TIẾN'

NHỮNG CÂU CHUYỆN PHÍA SAU BÀI THƠ 'TÂY TIẾN' Giống hệt như trong "Chữ người tử tù" của nhà văn Nguyễn Tuân, ông tỷ phú nọ ngỏ lời mời Quang Dũng vào Sài Gòn chơi một chuyến để ông ta được ngồi cùng đàm đạo. Hầu hết những thế hệ học trò ngày nay đều từng được học bài thơ Tây tiến của Quang Dũng - một tác phẩm ra đời từ những năm 40 của thế kỷ trước, nhưng đến nay vẫn được đánh giá là có sức lôi cuốn cả một thế hệ thanh niên. Những câu chuyện xung quanh Tây. | NHỮNG CÂU CHUYỆN PHÍA SAU BÀI THƠ TÂY TIẾN Giống hệt như trong Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân ông tỷ phú nọ ngỏ lời mời Quang Dũng vào Sài Gòn chơi một chuyến để ông ta được ngồi cùng đàm đạo. Hầu hết những thế hệ học trò ngày nay đều từng được học bài thơ Tây tiến của Quang Dũng - một tác phẩm ra đời từ những năm 40 của thế kỷ trước nhưng đến nay vẫn được đánh giá là có sức lôi cuốn cả một thế hệ thanh niên. Những câu chuyện xung quanh Tây tiến dưới đây được chính nhạc sĩ Quang Vĩnh - con trai cả của cố nhà thơ Quang Dũng - hiện sống tại Thái Nguyên kể lần đầu tiên. Tây tiến đã bị sửa như thế nào Quang Dũng tham gia đoàn quân Tây tiến năm 1947 và hành quân lên Tây Bắc với nhiệm vụ phối hợp với bộ đội nước bạn để bảo vệ vùng biên giới Việt Lào. Tây tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm Ban đầu bài thơ được Quang Dũng đặt tên là Nhớ Tây tiến. Ông sáng tác rất nhiều nhưng không hiểu sao lại trăn trở nhất với riêng bài thơ này. Ông Quang Vĩnh kể lại nhiều lần ông thấy cha mình ngồi rất lâu trước một cuốn sổ tay băn khoăn về cái tít vỏn vẹn có 3 chữ ấy. Có lẽ Tây tiến là một kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời binh nghiệp của Quang Dũng nên bài thơ thấm đẫm linh hồn đoàn quân hào hoa ngày nào ông luôn muốn có một sự chỉn chu đến từng câu chữ. Cuối cùng Quang Dũng lấy bút bỏ đi chữ Nhớ . Dù còn nhỏ nhưng ông Vĩnh cũng buột miệng hỏi sau khi thấy cha bóp trán hàng năm trời mà chỉ sửa được vọn vẹn duy nhất một chữ Chữ Nhớ đâu có ảnh hưởng nhiều đến vần điệu bài thơ sao bố nghĩ gì mà lâu thế . Quang Dũng chỉ cười mà rằng Tây tiến nhắc đến là đã thấy nỗi nhớ rồi. Thế nên để chữ nhớ là thừa. Không cần thiết nữa con trai ạ . Đến quãng năm 1956 có lẽ vẫn chưa dứt duyên nổi với Tây tiến một buổi sáng Quang Dũng lại mang cuốn sổ thơ của mình ra ngâm cứu . Rồi như cần đến một người tri kỷ Quang Dũng gọi con trai lại và hỏi Con đọc cho bố nghe cả bài thơ rồi cho nhận xét xem nó thế nào . Khi

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.