tailieunhanh - Cuộc vận động cách mạng tháng Tám (1939 - 1945)_2

Tham khảo bài viết 'cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 - 1945)_2', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Cuộc vận động cách mạng tháng Tám 1939 - 1945 Từ năm 1942 Nhật đã hồi phục các tổ chức thân Nhật ở Việt Nam bị Pháp đàn áp trong những năm 1940 - 1941 như Phục Quốc Cao Đài Hòa Hảo .giúp đỡ các nhóm Đại Việt dân chính Đại Việt qucíc xã Đảng Việt nam ái quốc .dựa vào nhóm này Nhật hy vọng lúc cần thiết sẽ lật đổ chính quyền thực dân Pháp. Với cuộc đảo chính ngày 9 - 3 - 1945 bọn thân Nhật càng hy vọng vào lời hứa hẹn Nhật sẽ trao trả độc lập cho Việt Nam. Hàng loạt đảng phái thân Nhật xuất hiện. Chỉ riêng Bắc Kì đã có hơn 30 tổ chức thân Nhật 15 146 Bọn thực dân Pháp ở Đông Dương một mặt cam chịu khuất phục quân Nhật phải thực hiện các yêu sách của Nhật mặt khác ngấm ngầm chuẩn bị lực kượng chờ cơ hội lật lại. Chính sách của Pháp nhằm tranh thủ giới thượng lưu ở Đông Dương cho họ tham gia những chức vụ quản lí và thừa hành ràng buộc họ trung thànhvới nước Pháp. Được dịp các nhóm thân Pháp cũng hoạt động. Nhóm bảo hoàng Phạm Quỳnh Ngô Đình Khôi hô hào trở lại hiệp ước 1884 yêu cầu Pháp tăng quyền cho vua quản quan bản xứ để chống lại bọn thân Nhật. Nhóm Nguyễn Phan Long Bùi Quang Chiêu ra sức tuyên truyền khẩu hiệu cách mạng quốc gia Pháp - Việt phục hưng của chính phủ phản động Pêtanh. Nhận biết rõ ràng hoạt động của Pháp nhưng vẫn làm ngơ vì chưa đến lúc cần thiết phải hành động. Đến 3 - 1945 quân Nhật lâm vào tình trạng nguy ngập ở chiến trường Thái Bình Dương Nhật làm đảo chính Pháp ở Đông dương để loại trừ mối hiểm họa. Từ ngày 9 - 3 - 1945 quân đội Nhật độc chiếm Đông Dương. Chính sách thống trị và bóc lột của Pháp - Nhật khiến cho tình cảnh và đời sống các giai cấp tầng lớp xã hội ở Đông Dương thay đổi sâu sắc. Giai cấp công nhân bị tước đoạt một số quyền nhân sinh dân chủ đạt được trong thời kì Mặt trận dân chủ 1936 - 1939. Theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 10 - 4 - 1939 giờ làm việc của công nhân tăng từ 60 lên 78 giờ mỗi tuần. Tiền lương bị giảm. Một số công nhân bị sa thải hoặc thất nghiệp một số bị động viên đi lính phục vụ cho chiến tranh. .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN