tailieunhanh - Giáo trình Đại cương Lịch sử triết học - TS. Bùi Văn Mưa, TS. Nguyễn Ngọc Thu
Giáo trình Đại cương Lịch sử triết học sau đây không giới thiệu toàn bộ và phân tích đầy đủ các hệ thống triết học của các quốc gia dân tộc trên thế giới, mà chủ yếu giới thiệu một cách tổng quát các tư tưởng triết học của một hệ thống triết học tiêu biểu từ cổ đại đến hiện đại. Nội dung cuốn sách được trình bày qua 7 chương và phần phụ lục. Mời bạn đọc cùng tham khảo. | Chủ biên TS Bùi Văn Mưa - TS Nguyễn Ngọc Thu ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC NHÀ XUẤT BẢN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2003 3 Lời Giới Thiệu Lịch sử Triết học là môn học mang lại cho người học những hiểu biết mang tính hệ thống về quá trình hình thành và phát triển tư duy triết học - cơ sở của tư duy lý luận nhân loại qua đó làm phong phú đời sống tinh thân và nâng cao năng lực sử dụng tư duy vào việc giải quyết các vân đề do nhận thức khoa học và thực tiên cuộc sống đặt ra. Vì vậy trong mây năm qua môn học này đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo cho phép đưa vào giảng dạy rộng rãi cho sinh viên học viên cao học và nghiên cứu sinh của các trường đại học và cao đăng trong cả nước. Tuy nhiên việc giảng dạy và học tập môn học này luôn gặp không ít khó khăn. Nhằm tạo thuận lợi cho sinh viên trong việc học tập giúp giảng viên thống nhât chương trình giảng dạy và yêu câu trong thi cử Bộ môn Triết học thuộc Ban Triết học -Xã hội học trường Đại học Kinh tế TP HCM đã giao cho TS Nguyễn Ngọc Thu và TS Bùi Văn Mưa tiến hành sửa chữa cơ bản nội dung giáo trình Đại cương Lịch sử Triết học xuât bản năm 2001 và tái bản lân này dùng làm cơ sở cho việc giảng dạy và học tập môn Lịch sử triết học cho các hệ đào tạo trong trường. Để phù hợp với điều kiện học tập và nghiên cứu của sinh viên kinh tế quyển giáo trình này không giới thiệu toàn bộ và phân tích đây đủ các hệ thống triết học của các quốc gia dân tộc trên thế giới mà chủ yếu giới thiệu một cách tổng quát các tư tưởng triết học cơ bản của một số hệ thống triết học tiêu biểu từ cổ đại đến hiện đại. Vì vậy nội dung quyển giáo trình này được thiết kế thành 7 chương xem mục lục và được phân công biên soạn như sau TS Nguyễn Ngọc Thu chủ biên và tham gia biên soạn các chương 1 2 3 TS Bùi Văn Mưa chủ biên các chương 4 5 6 7 và tham gia biên soạn các chương 2 3 4 5 6 7. TS Nguyên Thanh tham gia biên soạn chương 1 TS Hoàng Trung tham gia biên soạn chương 4 TS Trần Nguyên Ký tham gia biên soạn chương 5 TS Bùi Bá Linh ThS Bùi Xuân Thanh ThS Vũ Thị Kim .
đang nạp các trang xem trước