tailieunhanh - Bếp núc: “Những cậu bé lạc loài”

“Khi hoàn tất ‘Những cậu bé lạc loài’, tôi thực sự cảm thấy mình đã làm được tất cả những điều mình muốn trong một bức tranh – về tỷ lệ và về tất cả những thứ khác. Nó hội tụ sự phức tạp, tính quyết đoán, sự tự chủ về màu sắc. Nó dày dặn và có chiều sâu hơn tất cả những thứ tôi đã từng sáng tác,” Kerry James Marshall nói. Nhìn thoáng qua, Những cậu bé lạc loài như một chuỗi những hình ảnh về trẻ thơ đa sắc và có gì đó nhàn nhã dễ. | Bếp núc Những cậu bé lạc loài Khi hoàn tất Những cậu bé lạc loài tôi thực sự cảm thấy mình đã làm được tất cả những điều mình muốn trong một bức tranh - về tỷ lệ và về tất cả những thứ khác. Nó hội tụ sự phức tạp tính quyết đoán sự tự chủ về màu sắc. Nó dày dặn và có chiều sâu hơn tất cả những thứ tôi đã từng sáng tác Kerry James Marshall nói. Nhìn thoáng qua Những cậu bé lạc loài như một chuỗi những hình ảnh về trẻ thơ đa sắc và có gì đó nhàn nhã dễ chịu. Chiếc xe đua đồ chơi những quả bóng đá hàng rào trắng tất cả phản ánh một hình ảnh sung túc của cuộc sống ở ngoại ô nước Mỹ. Nhưng cạo lớp bề mặt đó đi thì những thứ đen tối hơn cũng bắt đầu lộ diện. Được vẽ vào năm 1993 bức tranh là cách Marshall phản ứng lại việc người em trai út bị bắt và tống giam trong vòng bảy năm. Khi ta quan sát kỹ tác phẩm này mới bắt đầu để lộ thông điệp thực sự cậu bé trên cùng bên phải trông quá lớn so với chiếc xe đồ chơi mà nó đang ngồi cậu bên trái đang cầm một khẩu súng giả. Như Marshall giải thích Hai đứa đang đùa giỡn với những thứ dành cho người lớn các loại đồ chơi bạo lực kiểu này từng đưa nhiều thiếu niên da đen đến chỗ chết. Hiệu ứng dồn dập của tác phẩm mang lại một cảm giác mất mát ngập tràn sự mất mát càng được tăng lên nhờ hình ảnh bó hoa loa kèn thường dùng cho việc cúng điếu và cuộn băng màu vàng mà cảnh sát hay dùng để đánh dấu cách ly hiện trường gây án. Cuộn băng này quấn quanh thân cây sống đời như một con rắn. Và đột nhiên hàng rào trở thành cổng Thiên đường. Tựa Những cậu bé lạc loài cũng làm người ta nhớ đến đám trẻ bị gia đình bỏ quên ở xứ Neverland trong truyện Peter Pan. Marshall rất quan tâm đến văn học thiếu nhi anh cũng công nhận sự tương đồng giữa cuốn tiểu thuyết của nhà văn . Barrie với tác phẩm này. Những cậu bé không bao giờ lớn là một ý tưởng mạnh mẽ đối với Marshall như nghệ sĩ từng viết Tôi áp dụng khái niệm đi lạc ở Neverland cho nhóm thanh thiếu niên da đen vì trong nhiều trường hợp - thậm chí không phải là do chúng không muốn lớn - mà do .