tailieunhanh - TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG - TRANG PHỤC LỄ HỘI

Trang phục lễ hội trong trống đồng cổ niên đại giữa thiên niên kỉ thứ nhất TCN đã khắc họa hình ảnh các trang phục. Chiếc váy xòe miêu tả rõ nét những bộ trang phục được đặc tả theo lối vẽ nhìn nghiêng, có một vạt trước và một vạt xòe ra sau đuôi, đây là cách thể hiện trong lối vẽ cổ xưa của tranh tượng hình Ai Cập. | TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG 7. TRANG PHỤC LỄ HỘI Trang phục lễ hội trong trống đồng cổ niên đại giữa thiên niên kỉ thứ nhất TCN đã khắc họa hình ảnh các trang phục. Chiếc váy xòe miêu tả rõ nét những bộ trang phục được đặc tả theo lối vẽ nhìn nghiêng có một vạt trước và một vạt xòe ra sau đuôi đây là cách thể hiện trong lối vẽ cổ xưa của tranh tượng hình Ai Cập. Những bông lau gài trước mũ được thể hiện khác với lông vũ. Những chiếc lông vũ tạo thành mũ phía trước có cắm bông lau là nét đặc trưng của cộng đồng khi có lễ hội. Trong chuyện lịch sử công chúa con An Dương Vương mặc áo lông ngỗng và trong truyền thuyết Thánh Gióng bông lau được dùng làm áo cho Thánh Gióng khi dẹp giặc Ân. Những hình ảnh lễ hội nhảy múa vũ điệu chiến thắng và đua thuyền của cộng đồng là những hình ảnh quan trọng thời Hùng vương. Sinh hoạt đua thuyền truyền thống của dân tộc ta còn tồn tại tới ngày nay. Các lễ hội đua thuyền là cơ sở để luyện tập truyền thống thủy binh Đại Việt. Những hình trang trí vòng tròn đồng tâm có tiếp tuyến được được trang trí ở mạn thuyền trong trống đồng còn được dùng để trang trí trong những chiếc thuyền ở thế kỉ XVI - XVII - XVIII dưới triều Lê Trịnh xem tranh vẽ của giáo sĩ người Ý trong sách Delle Missioni de Padridella Compagriadi Giesv Roma 1663 F. Marini chúng ta sẽ thấy điều này rõ hơn. Nội dung ẩn Trang phục lễ hội phản ánh đầy đủ cuộc sống của cư dân thời Hùng vương. Bộ trang phục ngày lễ hội được trang bị đầy đủ gồm bộ áo lễ mũ lông chim áo choàng rộng cho cả nam lẫn nữ có người đội mũ hoặc chỉ mặc áo choàng lễ hội nhằm tạo ra nhịp điệu trang trí và phản ánh cuộc sống hiện thực của buổi đi lễ. Bên cạnh đó có một số hình chạm khắc trong lễ hội là người cởi trần đi đất đó là hình ảnh thật mộc mạc ghi lại cuộc sống chân thực hàng ngày. Việc dùng đồ thảo mộc cây cỏ để chế tạo đồ dùng thường ngày đối với người Việt là điều dễ hiểu trong ngôi mộ cổ thời Hùng vương ở Vân Nội cho thấy dấu vết dùng cỏ cây để bọc người chết sau này là tục bó chiếu cho người .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN