tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học " GIẢ BÌNH AO NHÀ VĂN KHÔNG NGỪNG KHÁM PHÁ NHỮNG CHÂN TRỜI NGHỆ THUẬT MỚI "

Giả Bình Ao (tên thật đồng thời là bút danh) sinh năm 1953 tại huyện Đan Ph-ợng, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc; năm 1975, tốt nghiệp Đại học Tây Bắc; sau về làm biên tập cho Nhà xuất bản Nhân dân Thiểm Tây; từ năm 1983, ông chuyên tâm vào sự nghiệp sáng tác văn học(1). | 66 NGHIÊN cứu TRUNG Quốc số 3 61 - 2005 Bình. NHÒ vAn không ngừng khAm phá những CHfiN trời nghễ thuẠt mới PHẠM ÁNH SAO Giả Bình Ao tên thật đồng thời là bút danh sinh năm 1953 tại huyện Đan Phượng tỉnh Thiếm Tây Trung Quốc năm 1975 tot nghiệp Đại học Tây Bắc sau về làm biên tập cho Nhà xuất bản Nhân dân Thiếm Tây từ năm 1983 ông chuyên tâm vào sự nghiệp sáng tác văn học 1 . Sinh trưởng trong không gian văn hóa ỏ vùng đất nông thôn cổ xưa của tỉnh Thiếm Tây Giả Bình Ao từ nhỏ đã thấm đẫm văn hóa tôn giáo tín ngưỡng truyền thống. Sau này khi học xong đại học và bưốc vào sự nghiệp sáng tác tình cảm sâu đậm về cố hương cũng như tri thức hiếu biết sâu sắc của ông về vùng đất cổ đầy bí ẩn đó đã trở thành đề tài và chất liệu quý báu giúp ông viết nên những tác phẩm vừa hiện đại giàu sức khái quát vừa mang đậm sắc thái dân tộc được độc giả trong ngoài nưốc thích thú hoan nghênh. Sáng tác của Giả Bình Ao thành công từ rất sốm. Năm 1978 khi mối 25 tuổi truyện ngắn Mãn nguyệt nhi của ông đã được trao giải Truyện ngắn ưu tú toàn quốc lần thứ nhất . Từ đó trở đi ông vừa sáng tác truyện ngắn vừa sáng tác tiếu thuyết và thả hồn trong những thiên tản văn kỳ tài. Sự nghiệp sáng tác của ông đến nay có thế tạm hình dung qua hai chặng từ tác phẩm đầu tay đến hết thập kỷ 80 và từ những năm đầu thập kỷ 90 đến nay. Sáng tác của Giả Bình Ao ở giai đoạn đầu đậm đà sắc thái đồng quê vối đề tài và chủ đề xoay quanh việc cải cách kinh tế xã hội ở vùng nông thôn thế hiện tình yêu chân thành của ông đối vối cuộc sống vùng núi quê hương. Đây là điếm khác của ông so vối trào lưu văn học Trung Quốc lúc bấy giờ đang sôi trào vối những biến động lịch sử lốn lao sau Đại cách mạng văn hóa . Ông dường như không chịu tác động và ảnh hưởng của dòng văn học vết thương đang ngự trị trên văn đàn lúc ấy. Hai cuốn tiếu thuyết của ông viết thời kỳ này là Thương Châu sơ lục Ghi chép về vùng đất Thương Châu và Phù táo Nóng vội Giảng viên văn học Trung Quốc Khoa Văn học Trường Đại học KHXH NV Hà Nội cùng vối .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
7    113    0    27-12-2024