tailieunhanh - Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội

14:31 | 23/08/2007 Suốt 24 năm ở cương vị đứng đầu Nhà nước (1945 - 1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một mẫu mực tuyệt vời của sự kết hợp đạo đức và pháp luật, chú trọng giáo dục đạo đức đi đôi với không ngừng tăng cường vai trò, sức mạnh của luật pháp. Đây chính là một nét đặc sắc trong tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh về Nhà nước, pháp luật và về quản lý xã hội. Từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cao tư cách người cách mạng | Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội 14 31 23 08 2007 Suốt 24 năm ở cương vị đứng đầu Nhà nước 1945 - 1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một mẫu mực tuyệt vời của sự kết hợp đạo đức và pháp luật chú trọng giáo dục đạo đức đi đôi với không ngừng tăng cường vai trò sức mạnh của luật pháp. Đây chính là một nét đặc sắc trong tư tưởng phong cách Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp luật và về quản lý xã hội. Từ rất sớm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cao tư cách người cách mạng. Người đã dày công đào luyện đội ngũ cán bộ vừa biết trọn đời hy sinh cho lý tưởng cao đẹp vừa biết gắn bó máu thịt với nhân dân và hòa mình vào cuộc đấu tranh vì nhân loại tiến bộ đồng thời biết sống một cuộc sống giản dị và trong sạch. Khi giành được chính quyền về tay nhân dân sau Cách mạng Tháng Tám 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhanh chóng xác lập được địa vị pháp lý hợp hiến của chính quyền dân chủ nhân dân từng bước xây dựng một Nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân đưa những giá trị đạo đức nhân văn hòa quyện trong pháp luật Việt Nam và làm cho nó có hiệu lực trong thực tế. 1 - Tư tưởng và tấm gương mẫu mực về sự kết hợp đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội Đạo đức và pháp luật đều là hai hình thái ý thức xã hội thuộc hai lĩnh vực khác nhau. Trong lịch sử trị quốc bình thiên hạ hay hiểu theo cách nói ngày nay là quản lý nhà nước quản lý xã hội cũng đã có những người những trường phái những chủ thuyết tìm cách tuyệt đối hóa địa vị độc tôn của từng yếu tố riêng lẻ. Chẳng hạn thuyết nhân trị của Khổng Tử khác với thuyết pháp trị của Tuân Tử Lý Tư Hàn Phi Tử. Nhưng nói chung những đấng minh quân được coi là thành công trong sự nghiệp trị nước đều là những người vừa tôn Nho vừa trọng Pháp vừa biết kết hợp giáo dục đạo đức với tăng cường pháp luật. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người như thế ở tính kế thừa những tinh hoa quản lý đất nước của loài người và hơn thế ở tính sáng tạo độc đáo riêng có của Người. Người là mẫu mực của sự chú trọng giáo dục đạo đức .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.