tailieunhanh - Báo cáo "Các điều khoản chống giao dịch nội gián trong pháp luật chứng khoán Cộng hoà liên bang Đức"

Mặc dù Đức là một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới và có thị trường tài chính phát triển nhưng cho tới tận cuối năm 1994, giao dịch nội gián ở Đức vẫn không chính thức bị coi là hành vi phạm tội. Trong suốt nhiều năm, văn hoá kinh doanh của Đức thể hiện ở mối quan hệ chặt chẽ giữa các công ti, ngân hàng, các nhà phân tích tài chính và các nhà báo. Thông tin nội bộ của công ti thường xuyên được “bật mí” giữa những nhóm chủ thể này thông qua. | Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức CẴC ĐIỀU KHOẲN CHỐNG GIAO DỊCH NỘI GIẤN TRONG PHẤP LUẬT CHỨNG KHOẮN CỘNG HOẰ UẼN BANG ĐỨC Mặc dù Đức là một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới và có thị trường tài chính phát triển nhưng cho tới tận cuối năm 1994 giao dịch nội gián ở Đức vẫn không chính thức bị coi là hành vi phạm tội. Trong suốt nhiều năm văn hoá kinh doanh của Đức thể hiện ở mối quan hệ chặt chẽ giữa các công ti ngân hàng các nhà phân tích tài chính và các nhà báo. Thông tin nội bộ của công ti thường xuyên được bật mf giữa những nhóm chủ thể này thông qua cái gọi là các cuộc tán gẫu huyền thoại bên lò sưởi 1 ở đó các công ti chia sẻ thông tin kinh doanh với những đối tượng có chọn lọc. Giao dịch chứng khoán dựa trên thông tin nội bộ ở Đức vì vậy phổ biến tới mức người ta đã phải thốt lên một cách châm biếm rằng thực sự là một trò vui khi xem giá chứng khoán nhảy múa trước khi những thông tin có liên quan được công bố. Hơn nữa có ít dấu hiệu cho thấy người nội bộ công ti thực sự mong muốn thay đổi văn hoá kinh doanh được cho là khá dễ chịu này. Một trong những ngân hàng lớn nhất của Đức lúc đó đã tuyên bố một cách thẳng thừng ngay trong giai đoạn cuộc cải cách pháp luật điều chỉnh thị trường chứng khoán đang sắp hoàn tất rằng vẫn chưa có luật điều chỉnh giao dịch nội gián và chúng ta không có nghĩa vụ công bố thông tin theo bất cứ một cách thức cụ thể nào . 2 TS. NGUyỄN THỊ ÁNH VÂN Sau nhiều năm dung túng văn hoá kinh doanh nói trên trong đó giao dịch nội gián chỉ được điều chỉnh bằng các chuẩn mực đạo đức của các công ti có chứng khoán lưu hành trên thị trường Đức đã gặp phải sức ép cả từ bên trong và bên ngoài và đã trở thành trung tâm tài chính lớn cuối cùng của Cộng đồng châu Âu nay là Liên minh châu Âu thông qua các quy định cấm giao dịch nội gián. Phần dưới đây của bài viết sẽ phân tích sự ra đời của các điều khoản chống giao dịch nội gián ở Đức và đánh giá một cách có phê phán nội dung chủ yếu của các điều khoản này. 1. Sự ra đời

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.