tailieunhanh - Báo cáo " Quy định về người làm chứng theo Bộ luật tố tụng hình sự của Cộng hoà liên bang Đức "

Khác với Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) Việt Nam, BLTTHS của Cộng hoà Liên bang Đức không quy định riêng về người tham gia tố tụng hình sự. Tuy nhiên, BLTTHS của Cộng hoà Liên bang Đức lại có hẳn một chương (Chương VI) quy định về người làm chứng (từ Điều 48 đến Điều 71). Theo đó, bất kì người nào cũng có thể trở thành người làm chứng, trừ bị cáo và đồng phạm.(1) Khác với BLTTHS của Cộng hoà Liên bang Đức, theo Điều 55 BLTTHS Việt Nam thì người nào biết được. | Tìm hiêu hệ thông pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức QUYĐỊNH VỀ NGƯỜI LẰM CHỨNG THEO BỘ LUẬTTỐ TỤNG HÌNH sự CỦA CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC . HOÀNG THỊ MINH SƠN 1. Khác với Bộ luật tô tụng hình sự BLTTHS Việt Nam BLTTHS của Cộng hoà Liên bang Đức không quy định riêng về người tham gia tô tụng hình sự. Tuy nhiên BLTTHS của Cộng hoà Liên bang Đức lại có hẳn một chương Chương VI quy định về người làm chứng từ Điều 48 đến Điều 71 . Theo đó bất kì người nào cũng có thể trở thành người làm chứng trừ bị cáo và đồng phạm. 1 Khác với BLTTHS của Cộng hoà Liên bang Đức theo Điều 55 BLTTHS Việt Nam thì người nào biết được những tình tiết có liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng. 2 Những vấn đề liên quan đến người làm chứng được quy định rải rác trong các chương khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể. Trong thực tiễn tô tụng ở Việt Nam mặc dù luật không quy định nhưng bị cáo không thể tham gia tô tụng với tư cách là người làm chứng trong cùng một vụ án. 2. Người làm chứng có nghĩa vụ Thứ nhất ra trình diện trước công tô viên hoặc thẩm phán. 3 Người làm chứng vắng mặt không có lí do chính đáng sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Lệnh triệu tập người làm chứng là cơ sở pháp lí để xác định hậu quả nếu người đó vắng mặt. Cụ thể là người làm chứng đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt sẽ phải chịu chi phí do việc vắng mặt gây ra đồng thời bắt buộc phải chịu khoản tiền phạt. Trường hợp không thu được khoản tiền phạt thì lệnh tạm giam bắt buộc phải được phê chuẩn. Người làm chứng cũng có thể bắt buộc phải khai báo trước toà án hoặc đưa ngay đến thẩm phán để lấy lời khai. 4 Trong trường hợp người làm chứng tiếp tục không có mặt thì họ có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế lần thứ hai. Nếu người làm chứng vắng mặt có lí do chính đáng và được đưa ra đúng thời hạn thì họ không bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cũng như không phải chịu chi phí do hậu quả của việc vắng mặt. Tuy nhiên có trường hợp lí do vắng mặt không được đưa ra đúng thời hạn nhưng người làm chứng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN