tailieunhanh - Báo cáo " Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam "
Ở Việt Nam hiện nay, về lí luận, người bị hại trong tố tụng hình sự là cá nhân hay có thể vừa là cá nhân vừa là cơ quan, tổ chức vẫn còn là vấn đề đang được tranh luận giữa các nhà nghiên cứu pháp luật và những người áp dụng pháp luật. Trong giới nghiên cứu luật học vẫn còn tồn tại hai quan điểm khác nhau về người bị hại: Quan điểm thứ nhất, người bị hại chỉ có thể là cá nhân, tức chỉ có thể là con người cụ thể, giống như. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl BẢO ĐẢM QUYỀN VÀ LỢl ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGUỜI BỊ HẠI TRONG PHÁP LUẬT Tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM 1. Ở Việt Nam hiện nay về lí luận người bị hại trong tố tụng hình sự là cá nhân hay có thể vừa là cá nhân vừa là cơ quan tổ chức vẫn còn là vấn đề đang được tranh luận giữa các nhà nghiên cứu pháp luật và những người áp dụng pháp luật. Trong giới nghiên cứu luật học vẫn còn tồn tại hai quan điểm khác nhau về người bị hại Quan điểm thứ nhất người bị hại chỉ có thể là cá nhân tức chỉ có thể là con người cụ thể giống như khái niệm chủ thể của tội phạm trong luật hình sự hay khái niệm bị can bị cáo trong luật tố tụng hình sự. Ví dụ quan điểm khoa học của Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng Luật tố tụng hình sự nước ta chỉ coi người bị hại là công dân pháp nhân hay tổ chức xã hội không được coi là người bị hại. Thể chất tinh thần tài sản của họ phải là đối tượng của tội phạm. Thiệt hại mà người bị hại phải chịu phải là thiệt hại thực tế nếu thể chất tinh thần tài sản của một người chưa bị thiệt hại do tội phạm gây ra thì người đó không được coi là người bị hại . 1 Quan điểm này dựa trên quy định của pháp luật thực định mang tính truyền thống là quan điểm được thừa nhận rộng rãi từ trước tới nay. Quan điểm thứ hai ngoài cá nhân người bị hại còn có thể là pháp nhân cơ quan tổ chức. Người bị hại là cá nhân cơ quan tổ chức bị thiệt hại về thể chất tinh thần tài sản TẠP CHÍ LUẬT HỌC số 11 2011 TS. VŨ GIA LÂM do tội phạm gây ra . 2 Tuy nhiên những người có quan điểm như vậy hiện nay không nhiều. Chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ nhất và cho rằng pháp luật hiện hành xác định người bị hại chỉ có thể là cá nhân là hoàn toàn hợp lí vì các lí do sau Thứ nhất từ người mà nhà làm luật sử dụng ở đây dùng để chỉ con người cụ thể với tư cách là một thực thể tự nhiên và một thực thể xã hội. Thiệt hại mà tội phạm gây ra cho họ có thể là thiệt hại về thể chất tinh thần tài sản trong đó thể chất là yếu tố không thể tách rời cá nhân. Vì vậy không thể đánh đồng người với tư .
đang nạp các trang xem trước