tailieunhanh - Báo cáo " Vai trò của Chính phủ trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay "
Quan niệm về tính hệ thống của pháp luật Có thể khẳng định pháp luật của các nhà nước đương đại luôn mang tính hệ thống, điều này vừa do những điều kiện khách quan vừa do những điều kiện chủ quan quyết định. Nếu theo lí thuyết hệ thống thì hệ thống là khái niệm được dùng để chỉ những chỉnh thể (sự vật, hiện tượng) có kết cấu thống nhất, được tạo thành từ các thành tố có mối liên hệ chặt chẽ, có sự tác động qua lại với nhau và được tập hợp theo. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT 1. Quan niệm về tính hệ thống của pháp luật Có thể khẳng định pháp luật của các nhà nước đương đại luôn mang tính hệ thống điều này vừa do những điều kiện khách quan vừa do những điều kiện chủ quan quyết định. Nếu theo lí thuyết hệ thống thì hệ thống là khái niệm được dùng để chỉ những chỉnh thể sự vật hiện tượng có kết cấu thống nhất được tạo thành từ các thành tố có mối liên hệ chặt chẽ có sự tác động qua lại với nhau và được tập hợp theo những trật tự nhất định. Từ quan niệm hệ thống như trên cho thấy tính hệ thống của pháp luật có thể được xem xét ở nhiều phương diện và cấp độ khác nhau. a. Ở phương diện cấu trúc của các quy định pháp luật Ở phương diện này các quy định pháp luật có sự liên kết ở nhiều cấp độ khác nhau như - Cấp độ nhỏ nhất là quy phạm pháp luật. Quy phạm pháp luật là hệ thống được cấu trúc từ các quy định pháp luật bao gồm bộ phận giả định và bộ phận chỉ dẫn quy định chế tài hoặc các biện pháp tác động khác . Giữa bộ phận giả định với bộ phận chỉ dẫn luôn có mối liên hệ gắn kết chặt chẽ với nhau đến mức độ nếu thiếu đi bất kì bộ phận nào đó thì quy phạm pháp luật không tồn tại. - Cấp độ lớn hơn quy phạm pháp luật là chế định pháp luật. Chế định pháp luật là hệ thống được cấu trúc từ nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã . NGUyỄN MINHĐQAN hội có liên quan mật thiết với nhau thuộc cùng một loại. Tính chất chung của mỗi nhóm quan hệ xã hội đòi hỏi phải có nhóm quy phạm pháp luật tương ứng để điều chỉnh vì thế mà hình thành nên chế định pháp luật. - Cấp độ lớn hơn chế định pháp luật là ngành luật. Ngành luật là hệ thống được cấu trúc từ một loại quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội những quan hệ xã hội có chung tính chất thuộc lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội bằng những phương pháp nhất định. - Cấp độ lớn hơn ngành luật là pháp luật quốc gia. Pháp luật quốc gia là hệ thống được cấu trúc từ nhiều thành tố khác nhau như quy phạm pháp luật chế định pháp luật
đang nạp các trang xem trước