tailieunhanh - Những vấn đề cơ bản của hệ thống hoá pháp luật về an sinh xã hội ở nước ta hiện nay

Quá trình hệ thống hóa pháp luật an sinh xã hội từ năm 1986 trở về trước không nhiều, đa số chỉ là việc tập hợp các văn bản pháp luật an sinh theo những tiêu chí và mục đích nhất định của các chủ thể tiến hành, còn việt điển hóa thì hầu như rát ít, chủ yếu chỉ tồn tại dưới dạng sửa đổi, bổ sung các sắc lệnh, các nghị định mà. thôi. Vậy nguyên nhân dẫn đến điều này là gì?. tài liệu để biết thêm nội dung chi tiết. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl NHỮNG VẨN ĐỀ Cơ BẨN CỦA HỆ THỐNG HOẤ PHẤP LUẬT VỂ AN SINH XÃ HỘI ở Nước TA HIỆN NAY 1. Thực trạng quy định và hệ thống hoá pháp luật về an sinh xã hội Quá trình hệ thống hoá pháp luật về an sinh xã hội từ năm 1986 trở về trước không nhiều đa số chỉ là việc tập hợp các văn bản pháp luật an sinh theo những tiêu chí và mục đích nhất định của các chủ thể tiến hành còn việc pháp điển hoá thì hầu như rất ít chủ yếu chỉ tồn tại dưới dạng sửa đổi bổ sung các sắc lệnh các nghị định. mà thôi. Có ba nguyên nhân dẫn đến điều này Thứ nhất nền kinh tế nước ta thời kì đó còn dựa trên thể chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp Nhà nước vừa là người quản lí người tổ chức sản xuất và người phân phối sản phẩm xã hội nên hoạt động đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam trong thời kì này do Nhà nước thực hiện. Nhà nước đảm nhiệm hai chức năng vừa là người ban hành chính sách vừa là người thực hiện chính sách thông qua bộ máy của mình thứ hai nguyên nhân trực tiếp là những văn bản pháp luật quy định về chính sách an sinh xã hội thời kì này không được ban hành nhiều thứ ba pháp luật về an sinh xã hội thời kì này chủ yếu quy định nhiều về vấn đề bảo hiểm xã hội cho người lao động nhưng đối tượng mà các quy định pháp luật điều chỉnh quá hẹp chủ yếu là cán bộ công chức nhà nước. BÙI Đức HIỂN Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã thông qua đường lối đổi mới đất nước trọng tâm là đổi mới về kinh tế chuyển từ kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường mở rộng giao lưu hợp tác với tất cả các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới trên cơ sở hợp tác cùng có lợi. Tuy nhiên kinh tế thị trường cũng đặt ra nhiều thách thức như phá sản thất nghiệp là những nguy cơ luôn tiềm ẩn các tệ nạn xã hội phân hoá giàu nghèo là điều khó tránh khỏi. Điều này làm tăng nhu cầu về đảm bảo an sinh xã hội của người dân. Đặc trưng cơ bản của an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai đoạn này là đã có sự chuyển giao dần công việc từ Nhà nước sang cho xã hội cho cộng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN