tailieunhanh - CHƯƠNG 4: THÁCH THỨC THÂM HỤT THƯƠNG MẠI

DẪn nhẬP Nhập siêu không hoàn toàn tiêu cực đối với các nền kinh tế. Những quốc gia đang phát triển có thể phải chấp nhận thâm hụt thương mại trong quá trình chuyển đổi khi có nhu cầu lớn đối với nguyên vật liệu, thiết bị máy móc hay công nghệ của nước ngoài trong khi khả năng và trình độ sản xuất trong nước còn thấp kém, điều kiện nguồn vốn trong nước còn hạn chế. | CHƯƠNG 4 THÁCH THỨC THÂM HỤT THƯƠNG MẠI DẪN NHẬP Nhập siêu không hoàn toàn tiêu cực đối với các nền kinh tế. Những quốc gia đang phát triển có thể phải chấp nhận thâm hụt thương mại trong quá trình chuyển đổi khi có nhu cầu lớn đối với nguyên vật liệu thiết bị máy móc hay công nghệ của nước ngoài trong khi khả năng và trình độ sản xuất trong nước còn thấp kém điều kiện nguồn vốn trong nước còn hạn chế. Tuy nhiên nếu quy mô nhập siêu tăng cao và dai dẳng trong thời gian quá dài mà không có bất kỳ dấu hiệu cải thiện nào như tình trạng tại Việt Nam thì lại đồng nghĩa với quá trình tích lũy tư bản công nghệ từ nước ngoài trước đó đã chuyển hóa không hiệu quả để có thể nâng cao được năng lực sản xuất và xuất khẩu của nền kinh tế. Bên cạnh đó nhập siêu còn là một trong những nguyên nhân cơ bản của bất ổn kinh tế vĩ mô. Nhập siêu khiến VND luôn có sức ép phá giá tác động tiêu cực đến vòng xoáy tỉ giá và lạm phát. Cán cân thanh toán bị ảnh hưởng dự trữ ngoại hối giảm sút khiến hiệu lực chính sách tỉ giá cũng như lòng tin của thị trường vào năng lực điều hành của NHNN suy giảm kéo theo tình trạng đô la hóa khiến sức ép đến thị trường ngoại hối gia tăng. Nhập siêu cao cũng khiến tài khoản vốn và tài chính phải duy trì mức thặng dư lớn đồng nghĩa với nợ quốc gia tích tụ theo thời gian. Tỉ giá tự do biến động trong khi NHNN duy trì tỉ giá theo mức mục tiêu khiến chính sách tiền tệ luôn bị động ảnh hưởng đến các mục tiêu khác của chính sách. Vậy đâu là gốc rễ cơ bản của nhập siêu Bài viết sẽ tìm câu trả lời dưới góc nhìn từ năng lực cạnh tranh quốc gia và mô hình tăng trưởng 183 với giả thuyết đây là điều kiện cần và đủ để có thể giải quyết được tình trạng thâm hụt thương mại kéo dài. Bài viết được cấu trúc thành năm phần chính. Phần 1 sẽ là những lát cắt đáng chú ý về tình trạng nhập siêu của nền kinh tế trong giai đoạn hơn 10 năm qua. Phần 2 tác giả sẽ sử dụng mô hình SVAR để định lượng độ lớn tác động và vai trò của các cú sốc thực và cú sốc danh nghĩa đến cán cân thương mại

TỪ KHÓA LIÊN QUAN