tailieunhanh - Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - Đánh chiếm Mỹ Tho

Đánh chiếm Mỹ Tho - Chiến thuật tấn công Thành An Nam bị vây hãm trên đất liền và từ mặt sông Tiền Giang - Chương trình hành quân vẫn được duy trì mặc dù bệnh dịch tả, sốt rét, kiết lỵ chướng ngại thiên nhiên và nhân tạo; tàu di chuyển khó khăn, cọc cừ đóng dài cả dặm; thành. | Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 Đề cương Đánh chiếm Mỹ Tho - Chiến thuật tấn công -Thành An Nam bị vây hãm trên đất liền và từ mặt sông Tiền Giang - Chương trình hành quân vẫn được duy trì mặc dù bệnh dịch tả sốt rét kiết lỵ -chướng ngại thiên nhiên và nhân tạo tàu di chuyển khó khăn cọc cừ đóng dài cả dặm thành đồn trang bị súng ống rất mạnh và địch biết sử dụng thành thạo - Sau khi thành Mỹ Tho bị đánh bại mùa mưa bắt đầu mãnh liệt - Các cuộc hành quân phải hoãn lại. Các lực lượng hải quân công binh pháo binh tồng hành dinh thay phiên nhau thăm dò sông Tiền Giang từng giờ một và đồng thời thám thính vùng ven Mỹ Tho. Có hai con rạch nối liền sông Vàm Cỏ Tây và thành phố Mỹ Tho. Một trong hai con rạch đổ thẳng vào sông Tiền Giang đó là kênh Bưu Điện Arroyo de la Poste trong nguyên bản - ND kênh này trong các báo cáo thời ấy mang tên An Nam là Rạch Vũng Gù Trong các bản đồ mới nhất ghi là Rach - vung - ngu TG . Con rạch thứ hai là kênh Thương Mại Arroyo Commercial trong nguyên bản - ND . Kênh Thương Mại đánh vòng xa hơn kênh Bưu Điện nhưng cũng đổ vào sông Tiền Giang cách Mỹ Tho chừng 8 dặm về phía thượng lưu tức thuộc vùng hậu tuyến thành Mỹ Tho. Kênh Thương Mại nối dài với con kênh huyết mạch là kênh Tàu Arroyo Chinois trong nguyên bản - ND tạo ra đường lưu thông buôn bán nối liền các vùng phì nhiêu thuộc tỉnh Mỹ Tho và Sài Gòn. Nếu dùng làm đường chiến lược để đánh Mỹ Tho thì kênh Thương mại thuận lợi hơn kênh Bưu Điện. Kênh Thương Mại không giống với kênh Bưu Điện vì kênh Bưu Điện khi đến gần thành Mỹ Tho thì trở nên hẹp và tiến thẳng vào thành các pháo hạm nhỏ trở nên quá lộ liễu khi tiến đến gần thành địch. Tốt nhất là đặt vài tàu nhỏ trên kênh Thương Mại để chặn đường rút lui của địch trong khi ta dùng kênh Bưu Điện để tấn công. Kênh Thương Mại không có đập chắn cũng không có đóng đồn nhưng kênh lại cạn cỏ nhiều rất vướng các phương tiện thủy vận của ta không dùng kênh này được. Rốt lại chỉ còn kênh Bưu Điện. Quân địch làm đập chắn và phòng thủ rất .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN