tailieunhanh - Trẻ sơ sinh bị bón?

Bé mới sinh được 39 ngày tuổi, lúc sinh bé cân nặng 3,9kg. Sức khỏe của bé rất bình thường cho đến khi được 20 ngày tuổi bé bắt đầu bị bón. Khoảng 4-5 ngày bé vẫn không đi tiêu (bé xì hơi nhiều) nên gia đình đã dùng thuốc bơm để bơm cho bé và mua men vi sinh, thuốc trị táo bón cho bé uống kèm, nhưng đến giờ bé vẫn chưa tự đi tiêu được. Bé bú chủ yếu bằng sữa mẹ kèm theo hai bình sữa ngoài (40-50ml) mỗi ngày. Mẹ của bé cũng quan tâm. | Trẻ sơ sinh bị bón Bé mới sinh được 39 ngày tuổi lúc sinh bé cân nặng 3 9kg. Sức khỏe của bé rất bình thường cho đến khi được 20 ngày tuổi bé bắt đầu bị bón. Khoảng 4-5 ngày bé vẫn không đi tiêu bé xì hơi nhiều nên gia đình đã dùng thuốc bơm để bơm cho bé và mua men vi sinh thuốc trị táo bón cho bé uống kèm nhưng đến giờ bé vẫn chưa tự đi tiêu được. Bé bú chủ yếu bằng sữa mẹ kèm theo hai bình sữa ngoài 40-50ml mỗi ngày. Mẹ của bé cũng quan tâm chuyện ăn uống uống 2-3 lít nước uống sữa ăn rau trái cây cháo đậu xanh hằng ngày . Nhờ bác sĩ tư vấn giúp tình trạng của bé. - Trẻ ở tuổi nhũ nhi chỉ được cho là táo bón khi phân của bé cứng khô và có thể đóng thành từng viên phân dê chứ không dựa vào số ngày bé đi tiêu. Nếu vài ngày bé đi tiêu một lần mà phân vẫn mềm thì được cho là bình thường. Trong trường hợp bé chúng tôi nghĩ bé chưa đến mức gọi là táo bón mà có sự thay đổi trong thói quen đi tiêu. Việc thay đổi thói quen đi tiêu này chúng tôi nghĩ có liên quan đến việc sử dụng thêm sữa ngoài. Đa số trường hợp trẻ nhũ nhi thường thay đổi thói quen đi tiêu sau khi có thay đổi chế độ ăn ví dụ như dùng thêm sữa ngoài hoặc chuyển sang giai đoạn ăn giặm. Có thể cải thiện tần suất đi tiêu của bé bằng cách pha sữa đúng với hướng dẫn không pha đặc hơn cho bé uống thêm nước hoặc có thể bỏ hoàn toàn sữa ngoài nếu sữa mẹ đủ cho bé hoặc có thể thay đổi loại sữa khác. Người nhà không nên sử dụng thuốc nhuận tràng cho bé mà nên kích thích đi tiêu bằng cách bôi thuốc chất nhờn vào hậu môn của bé ví dụ có thể dùng thuốc bơm hậu môn để kích thích đi tiêu . Trong một số trường hợp hiếm táo bón có thể do một số bệnh lý đặc biệt như phình đại tràng suy giáp bẩm sinh. Ở các trường hợp này bé có thể kết hợp một số triệu chứng khác như chậm tăng trưởng buồn nôn nôn ói. Do đó nếu người nhà đã áp dụng các lời khuyên nêu trên hoặc có các triệu chứng khác như đã nêu thì nên cho bé đi khám tại các cơ sở nhi khoa để tìm nguyên nhân và điều trị. Nếu bác sĩ khẳng định bé bị thiếu máu bạn nên tăng .