tailieunhanh - NGOẠI GIAO TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC THỜI TRẦN (thế kỷ XIII) – PHẦN 2

Ngay sau khi đem quân từ Thăng Long chạy về tới Vân Nam, Ngột Lương Hợp Thai lập tức cho sứ sang nước ta. Triều đình nhà Trần cho sứ Mông Cổ vào Thăng Long, nhưng không thỏa thuận điều gì. Khi sứ Mông Cổ về, nhà Trần cũng cho một sứ bộ sang gặp Ngột Lương Hợp Thai ở Vân Nam . | Chương ba NGOẠI GIAO TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC THỜI TRẦN thế kỷ XIII - phần 2 II. NGOẠI GIAO HÒA HOÃN VỚI QUÂN XÂM LƯỢC Ngay sau khi đem quân từ Thăng Long chạy về tới Vân Nam Ngột Lương Hợp Thai lập tức cho sứ sang nước ta. Triều đình nhà Trần cho sứ Mông Cổ vào Thăng Long nhưng không thỏa thuận điều gì. Khi sứ Mông Cổ về nhà Trần cũng cho một sứ bộ sang gặp Ngột Lương Hợp Thai ở Vân Nam . Và mặc dầu hòa hoãn với quân Mông Cổ nhà Trần vẫn giao hảo với nhà Tống. Cùng một lúc với việc cho sứ sang gặp Ngột Lương Hợp Thai nhà Trần cũng cho sứ sang Tống thông báo cho Tống biết ta đánh thắng quân Mông Cổ ngăn chặn không cho quân Mông Cổ qua Đại Việt vào đất Tống giúp Tống tránh được một mũi tiến công của quân Mông Cổ vào sau lưng họ. Quân Mông Cổ ở Vân Nam tiếp tục cho sứ sang ta. Ngột Lương Hợp Thai cho sứ đem một bức thư tới nhà Trần. Thư viết rất ngạo nghễ đại ý như sau Trước ta sai sứ sang thông hiếu các người giữ không cho về. Ta phải ra quân năm ngoái Quốc chúa người phải chạy ra thảo dã. Ta lại sai sứ đi chiêu dụ trả nước cho ngươi lại trói sứ của ta đuổi về. Nay đặc sai sứ sang dụ dỗ như các ngươi thực tâm nội phụ thì Quốc chúa phải thân đến. Nhược bằng không sửa lỗi hãy nói ta rõ . Ngột Lương Hợp Thai muốn lấn dần cho sứ sang đòi vua Trần vào chầu là một hình thức phiên thần lệ thuộc mà các vua Đại Việt không hề làm với bất cứ một triều đại phương Bắc nào. Cố nhiên là vua Trần bác bỏ yêu sách đó. Mấy tháng sau Ngột Lương Hợp Thai lại cho sứ sang Đại Việt lần thứ hai. Vua Trần nói dứt khoát rằng vua Trần không sang chào vua Nguyên. Các tướng Nguyên ở Vân Nam đành chịu. Nhưng chúng vẫn duy trì các quan hệ ngoại giao với nước ta. Về phía ta nhà Trần cũng cho người qua lại giao dịch với Mông Cổ ở Vân Nam mục đích chủ yếu là để tìm hiểu tình hình nội bộ chúng và theo dõi những diễn biến chiến tranh giữa Mông Cổ và Tống. Đầu năm 1261 triều đình Mông Cổ chính thức quan hệ với ta. Vua Mông Cổ là Hốt Tất Liệt cho một sứ bộ ngoại giao sang ta. Sứ bộ đi sáu tháng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN