tailieunhanh - Sự phân gân của lá

Gân là hệ thống các bó mạch đi từ thân, cành tiếp tục vào lá. Sự phân bố của hệ thống bó mạch đó trên phiến lá gọi là sự phân gân. Tập hợp các hệ thống gân đó trên phiến lá gọi là hệ gân. | Sự phân gân của lá Gân là hệ thống các bó mạch đi từ thân cành tiếp tục vào lá. Sự phân bố của hệ thống bó mạch đó trên phiến lá gọi là sự phân gân. Tập hợp các hệ thống gân đó trên phiến lá gọi là hệ gân. Hệ gân của thực vật hạt kín rất đa dạng căn cứ vào đặc điểm cấu tạo người ta có thể xếp thành hai hệ gân chính hệ gân hình mạng và hệ gân song song. a. Hệ gân hình mạng Thường gặp ở lá cây thực vật hai lá mầm hệ gân hình mạng có thể có dạng lông chim hay chân vịt tùy thuộc vào sự phân bố của gân chính trên phiến lá . Trong hệ gân hình mạng gân lớn nhất thường nằm ở giữa gọi là gân chính hay gân giữa. Từ những gân này phát ra những gân có kích thước nhỏ hơn gọi là gân bên hay gân cấp 1 và từ gân cấp 1 sẽ hình thành nên những gân cấp 2. quá trình cứ tiếp diễn như vậy làm cho các gân phân bố gần như đồng đều trên khắp phiến lá các gân có xu hướng giảm dần về kích thước. Tùy thuộc vào vị trí của gân chính trên phiến lá người ta phân biệt phân gân hình lông chim và phân gân hình chân vịt b. Hệ gân song song Thường gặp ở lá cây thực vật một lá mầm - đó là tập hợp các gân có kích thước tương đối bằng nhau và sắp xếp dọc theo phiến lá các gân này có thể gặp nhau ở chóp lá. Căn cứ vào độ cong của gân lá trên phiến lá người ta chia hệ gân song song ra làm 2 dạng phân gân hình cung lá Mã đề và phân gân song song lá Lúa Ngô. . Hình . Các kiểu phân gân A. Kiểu phân gân hình mạng 1. Hình lông chim 2. Hình chân vịt B. Kiểu phân gân song song 1. Hình cung 2. Song song 76 . Khái niệm về lá kèm bẹ chìa thìa lìa và lá búp a. Lá kèm Lá kèm trong trường hợp điển hình là những bộ phận nhỏ hình lá hình vảy

TỪ KHÓA LIÊN QUAN