tailieunhanh - NGOẠI GIAO TRIỀU GIA LONG (1802-1819)

Tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu Gia Long và từ đây tiến hành ngoại giao với tư cách một quốc vương mở đầu triều đại mới. | II. NGOẠI GIAO TRIỀU GIA LONG 1802-1819 Tháng 5 năm Nhâm Tuất 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy niên hiệu Gia Long và từ đây tiến hành ngoại giao với tư cách một quốc vương mở đầu triều đại mới. 1. Ngoại giao với Trung Quốc Cũng như các triều đại trước nước đầu tiên mà Gia Long Nguyễn Ánh tiến hành ngoại giao là Trung Quốc. Tháng 5 năm Nhâm Tuất sau khi lên ngôi vua Gia Long cho một đoàn sứ giả đem đồ uống sang Quảng Đông cầu phong triều đình Trung quốc. Dẫn đầu đoàn sứ giả là Trịnh Hoài Đức chánh sứ Ngô Nhân Tĩnh và Hoàng Ngọc Uẩn là phó sứ. Đoàn sứ giả sang Quảng Tây bọn quan lại nhà Thanh ở đây nhận chuyển đồ cống lên Bắc Kinh còn giữ đoàn sứ ở lại Quảng Tây chờ lệnh triều đình có cho sứ giả lên Bắc Kinh triều yết hay không. Nguyễn Ánh cho đoàn sứ đem theo mấy tên tướng Tàu Ô Trung Quốc bị quân Nguyễn bắt để nộp cho nhà Thanh. Triều đình Thanh lệnh cho quan tỉnh Quảng Tây xử tử những tên tướng Tàu Ô nhưng vẫn chưa lệnh cho sứ giả của Gia Long lên Bắc Kinh. Thấy sứ giả đi từ tháng 5 mà mấy tháng sau vẫn còn ở Quảng Tây Gia Long cho người lên cửa ải Nam Quan đưa thư sang hỏi quan tỉnh Quảng Tây và chờ tin trả lời. Ít lâu sau Gia Long được triều đình Bắc Kinh báo cho biết là đoàn sứ Trịnh Hoài Đức chỉ mới là đoàn sứ đem nộp đồ cống phải cho một đoàn sứ khác đem biểu văn cầu phong sang. Khi đoàn sứ cầu phong tới Quảng Tây sẽ cùng đoàn sứ Trịnh Hoài Đức lên Bắc Kinh. Gia Long phải nghe theo lại cho một đoàn sứ nữa gồm Lê Quang Định làm chánh sứ Lê Chính Lộ và Nguyễn Gia Cát làm phó sứ đem đồ cống và biểu văn sang cầu phong. Đoàn sứ Lê Quang Định còn làm thêm một nhiệm vụ là báo cho nhà Thanh biết Gia Long đổi tên nước ta là Nam Việt. Nước ta lấy tên nước là Đại Việt từ lâu đời. Có lẽ Gia Long sợ Trung Quốc không bằng lòng Trung Quốc là Đại Thanh ta là Đại Việt hai nước cùng Đại cả tức là ngang hàng nhau cho nên Gia Long tự ý đổi là Nam Việt. Mùa thu năm 1803 triều đình Bắc Kinh cho viên án sát tỉnh Quảng Tây là Tề Bố Xâm đi sứ sang Việt Nam tuyên phong cho Gia Long. .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.