tailieunhanh - Lịch sử Thanh Hóa - Phủ Thanh Đô

Có 4 châu 1 huyện : Huyện Thọ Xuân (a) Châu Khai Na (b) (1) Châu Tàm (c) (2) Châu Lương Chính (d) (3) Châu Sầm (e) (4) Phủ Thanh Đô ở về phía cực tây trấn Thanh Hoa, một huyện bốn châu, phần nhiều theo tục Man, ở liền núi gần sông, tiếp giáp nước Ai Lao, phong tục thì phóng khoáng và ngỗ ngược. | Lịch triều hiến chương loại chí QUYỂN II SỰ KHÁC NHAU VỀ PHONG THỔ CÁC ĐẠO Phủ Thanh Đô Có 4 châu 1 huyện Huyện Thọ Xuân a Châu Khai Na b 1 Châu Tàm c 2 Châu Lương Chính d 3 Châu Sầm e 4 Phủ Thanh Đô ở về phía cực tây trấn Thanh Hoa một huyện bốn châu phần nhiều theo tục Man ở liền núi gần sông tiếp giáp nước Ai Lao phong tục thì phóng khoáng và ngỗ ngược. Các triều tuy có đặt quan để cai trị nhưng vẫn gọi là miền cơ my và coi là người Man người Lạo cả. a 4 động đường đến kinh đô phải 5 ngày b 10 động đường đến kinh đô phải 6 ngày c 10 động d 10 động e 10 động 1 Khai Na có lẽ là Quan Da vì chữ quan viết tắt đi gần giống với chữ khai chữ da giống với chữ na. 2 2 châu Khai Na và châu Tàm nay là châu Quan Hoá 3 Nay là châu Lang Chánh 4 Các bản đều không biên số động duy có bản A-50 biên là 10 động. Sau này là huyện Sầm Na hay đất Sầm Nưa. Phủ Trường Yên Có 3 huyện Huyện Gia Viễn a Huyện Yên Mô Huyện Yên Khang b 1 Phủ Trường Yên ở phía bắc trấn Thanh Hoa tiếp giáp với trấn Sơn Nam. Huyện Gia Viễn địa giới liền bến đò sông Thanh Quyết huyện Thanh Liêm là chỗ chia cương giới cho hai trấn. Từ đấy đi đến sông Gián Khẩu núi sông thoáng rộng theo đường núi đi ngược lên về phía tây thì vào huyện Thiệu Thiên theo đường sông đi thẳng xuống về phía đông thì vào huyện Yên Khang c Huyện Yên Khang huyệ Yên Mô ở gần biển lớn. Đời Đinh Tiền Lê xưa là thành Hoa Lư đặt kinh đô

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN