tailieunhanh - PHÂN LOẠI MÔ

Hiện nay, khi phân loại mô có các quan điểm chính sau đây: - Theo hình dạng, kích thước tế bào, gồm 2 loại mô: mô mềm (cấu tạo bởi các tế bào có kích thước bằng nhau theo mọi hướng) và mô tế bào hình thoi (cấu tạo bởi những tế bào phát triển mạnh theo một hướng). | PHÂN LOẠI MÔ Hiện nay khi phân loại mô có các quan điểm chính sau đây - Theo hình dạng kích thước tế bào gồm 2 loại mô mô mềm cấu tạo bởi các tế bào có kích thước bằng nhau theo mọi hướng và mô tế bào hình thoi cấu tạo bởi những tế bào phát triển mạnh theo một hướng . - Theo nguồn gốc gồm hai loại mô phân sinh cấu tạo bởi những tế bào còn khả năng sinh sản ra những mô mới và mô vĩnh viễn không có khả năng sinh sản . - Theo chức phận sinh lý gồm sáu loại mô Mô phân sinh mô che chở mô bì mô nâng đỡ mô cơ mô dẫn mô tiết và mô dinh dưỡng mô cơ bản . Trong chương này sẽ đề cập đến các loại mô của thực vật bậc cao và phân loại mô dựa vào chức phận sinh lý. 1. Mô phân sinh . Khái niệm Mô phân sinh là một tập hợp những tế bào có khả năng phân chia để hình thành các tế bào mới. Đặc trưng cơ bản của mô phân sinh là không chỉ tạo ra những tế bào mới bổ sung cho cơ thể thực vật mà còn làm cho chính chúng tồn tại và hoạt động mãi. Như vậy có một số tế bào trong mô phân sinh vẫn duy trì khả năng phân sinh trong suốt đời sống cá thể và phần lớn những tế bào mới được 30 hình thành từ mô phân sinh sẽ chuyên hoá về chức năng và phân hoá về hình thái để hình thành những mô vĩnh viễn khác. Mô phân sinh có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể thực vật nằm ở chồi ngọn chồi nách đầu mút của rễ nằm trong trụ giữa hay phần vỏ của thân hoặc rễ. . Đặc điểm tế bào của mô phân sinh Các tế bào của mô phân sinh thường có kích thước nhỏ bé hình dạng không giống nhau ở các vị trí khác nhau tế bào của mô phân sinh nằm ở phần ngọn của thân cành đầu mút của rễ thường có đường kính tương đối đồng đều nhau còn tế bào nằm ở tầng phát sinh vỏ và tầng phát sinh trụ thì thường có dạng hình thoi .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN