tailieunhanh - Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật hạn chế di chứng Thần kinh Trung ương sau Hồi sức Ngừng tuần hòan

Tóm tắt : Qua khảo sát tiền cứu có so sánh 520 trường hợp cấp cứu ngừng tuần hoàn trong 04 năm bằng các thuốc co mạch và bảo vệ thần kinh cho thấy : - Thuốc co mạch liều cao trong cấp cứu giúp tăng tỷ lệ tim đập lại và giảm di chứng – đặc biệt là các di chứng về thần kinh và hô hấp . - Thuốc bảo vệ thần kinh góp phần hạ thấp hơn di chứng TKTư và tăng tỷ lệ sống sót ra viện không di chứng. Cần bảo vệ TKTW ngay từ. | Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật hạn chế di chứng Thần kinh Trung ương r XT A J Ầ 1 A sau Hôi sức Ngừng tuần hòan Tóm tắt Qua khảo sát tiền cứu có so sánh 520 trường hợp cấp cứu ngừng tuần hoàn trong 04 năm bằng các thuốc co mạch và bảo vệ thần kinh cho thấy - Thuốc co mạch liều cao trong cấp cứu giúp tăng tỷ lệ tim đập lại và giảm di chứng - đặc biệt là các di chứng về thần kinh và hô hấp . - Thuốc bảo vệ thần kinh góp phần hạ thấp hơn di chứng TKTư và tăng tỷ lệ sống sót ra viện không di chứng. Cần bảo vệ TKTW ngay từ lúc bắt đầu cấp cứu . Abstract Study 520 patient with cardiac arrest emergency on 4 years show High dose of Vasoconstrictors help increasing ratio of restart and decreasing sequences . Neuroprotectors help more decreasing sequences CNS and increasing survivors nosequence. Neuroprotection have to take on start . I ĐẶT VẤN ĐỀ Các kỹ thuật cấp cứu ngừng tuần hoàn NTH đã được đề xuất từ đầu thế kỷ 20 và không ngừng được hòan chỉnh bổ sung theo thời gian để nâng cao dần hiệu quả tim đập lại lên 16 72 trên toàn thế giới như hiện nay . Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một thực tế là phần lớn 66 78 những người đã được cứu vẫn không thể trở lại với cuộc sống bình thường do còn có quá nhiều di chứng sau cấp cứu đặc biệt là các tổn thương ở não và phần lớn đã trở thành tàn phế hoặc chỉ còn đời sống thực vật - trở thành nỗi đau cho gia đình một gánh nặng lớn về mặt nhân đạo và tài chính cho xã hội . Việc hạn chế và tiến tới khống chế các di chứng sau Hồi sức là mục tiêu cao hơn cần phải đạt tới của Y học sau thắng lợi bước đầu tiên là đã cố gắng phục hồi lại tuần hòan tự nhiên . Từ những đề nghị của Hội Cấp cứu Hồi sức Japan năm 1962 và cho tới nay từ 1992 nhóm thuật ngữ Hồi sức Tim Phổi Não Cardio Pulmonary Brain Resuscitation CPBR đã được sử dụng khá phổ biến trong các Y văn của thế giới và dần thay thế cho thuật ngữ CPR kinh điển . Về cách dùng thuốc trong cấp cứu NTH Bắt đầu với liều chuẩn được nêu ra bởi Hội tim mạch Mỹ AHA từ 1985 bằng Adrenalin 1mg khởi đầu và

TỪ KHÓA LIÊN QUAN