tailieunhanh - Lịch triều hiến chương loại chí - DƯ ĐỊA CHÍ QUYỂN I

của báu của nước, không gì quí bằng đất đai ; nhân dân và của cải đều do đấy mà sinh ra. Cho nên nhà Thành Chu cẩn thận về công việc của chức phương (1), các đời coi trọng về chức trách của tư không (2), đều cốt để biết hết bờ cõi mà hiểu rõ lợi hay hại trong nước. | Lịch triều hiến chương loại chí DƯ ĐỊA CHÍ QUYỂN I Của báu của nước không gì quí bằng đất đai nhân dân và của cải đều do đấy mà sinh ra. Cho nên nhà Thành Chu cẩn thận về công việc của chức phương 1 các đời coi trọng về chức trách của tư không 2 đều cốt để biết hết bờ cõi mà hiểu rõ lợi hay hại trong nước. Nước Việt ta từ đời Hùng Vương dựng nước chia địa giới đặt kinh đô núi sông nước Nam đã có giới hạn ở sách trời. Tuy trải qua thời nội thuộc Hán Đường cắt đặt có khác nhưng đến khi Đinh Lý nối nhau dấy lên bờ cõi đã nhất định. Truyền đến các đời xưng hùng xưng đế một phương được sắc vàng sách phong của Trung Quốc dựng cột đồng làm giới hạn cõi Nam có 15 đạo thừa tuyên chia ra rào bọc các nơi có thể gọi là một bản đồ rất rộng và bờ cõi có nhất định. Nhưng tên đất nhân cũ đổi mới trước sau có khác nhau phong khí mỗi ngày mở mang xưa nay có biển đổi mà sử ghi chép về địa dư không có bằng chứng hoặc còn thiếu sót thì người muốn xem rộng biết kê cứu vào đâu để đính chính được Tôi thường khảo từ đời Triệu Vũ 3 trở về trước đất Ngũ Lĩnh 4 đều là cõi đất của Việt. Đến khi Triệu đã mất nước thì các đời sau chỉ có vùng Giao Nam thế thì đất ở chỗ quan ải giáp giới hai nước trước sau không giống nhau. Từ Lý Trần trở về trước châu Hoan châu Ái còn gọi là trại đến nhà Lê dấy lên thì hai xứ ấy mới là nơi căn bản như thế thì cõi đất Nhật Nam cũng mở rộng dần ra. Đến như địa giới trong 4 thừa tuyên chia ra hay hợp lại núi sống ở ngoại trấn hiểm trở hay bằng phẳng chỗ này chỗ kia khác nhau hình thế mọi chỗ đều nên khảo kĩ kê cứu thêm vào rồi biên đủ và chép rõ. Nên mới lấy ở các sách cũ tham khảo thêm ở các truyện đầu tiên chép về bờ cõi chia biệt ra các thừa tuyên. Thứ nhất nói về SỰ KHÁC NHAU VỀ BỜ CÕI QUA CÁC ĐỜI Thứ hai nói về SỰ KHÁC NHAU VỀ PHONG THỔ CỦA CÁC ĐẠO Việc xếp đặt của đời xưa đời nay đều nói rõ các sự tích ở nơi gần nơi xa đều ghi đủ để cho người xem có thể mở sách mà biết được khắp. 1 Chức phương tên một chức quan đời xưa coi việc bờ cõi đất đai của một nước Kinh

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN