tailieunhanh - Lý Thường Kiệt - Dấu chân trên đất Tống phần 3

Nhìn trên bản đồ ngày nay, nước ta tiếp giáp Trung Hoa từ Đông sang Tây ở các tỉnh : Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu. Đất Cao Bằng bây giờ ứng với Quảng Nguyên khi xưa, mà Quảng Nguyên khi xưa lại do các tù trưởng khê động nắm giữ, trước là Nùng Trí Cao, sau là Lưu Kỷ. | Lý Thường Kiệt - Dấu chân trên đất Tống III. Địa thế biên giới Tống - Việt. Nhìn trên bản đồ ngày nay nước ta tiếp giáp Trung Hoa từ Đông sang Tây ở các tỉnh Quảng Ninh Lạng Sơn Cao Bằng Hà Giang Lào Cai và Lai Châu. Đất Cao Bằng bây giờ ứng với Quảng Nguyên khi xưa mà Quảng Nguyên khi xưa lại do các tù trưởng khê động nắm giữ trước là Nùng Trí Cao sau là Lưu Kỷ. Các vùng khác về phía Tây Bắc thì biên giới cũng chưa định rõ các tỉnh Hà Giang Lào Cai Lai Châu ngày nay cũng không phải đất của nhà Lý cũng không thuộc Tống. Như vậy có thể thấy vùng biên giới mà Tống và Lý trực tiếp giao nhau thời đó là Ung Châu gồm các trại Thiên Long Cổ Vạn tiếp giáp Vĩnh An Tô Mậu Quảng Ninh trại Vĩnh Bình tiếp một phần Quang Lang Lạng Sơn Lạng Châu và một phần Quảng Nguyên Cao Bằng các trại Thái Bình và Hoành Sơn tiếp Quảng Nguyên. Khâm Châu sát trại Thiên Long và tiếp Vĩnh An của ta ở cửa Để Trạo. Đại khái nhìn trên bản đồ bây giờ ta có thể thấy biên giới nước ta thời đó ôm Ung Châu và Khâm Châu của Tống bằng một phần tư đường tròn ở hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh ngày nay mà tâm đường tròn là thành Ung Châu của Tống. Đường từ ta sang Tống thuỷ bộ đều được. Thuỷ thì từ sông Lục Đầu ra tới Bạch Đằng rồi men biển tới cửa Đồn Sơn Hạ Long ở Vĩnh An theo hướng Đông Bắc đi độ 1 đến 2 ngày là đến vịnh Khánh Châu thuộc châu Khâm của Tống. Đường bộ thì đường chính vẫn là đường ngày nay dùng tức là từ Thăng Long qua sông Hồng tới Hà B ắc rồi Quang Lang Lạng Châu vào trại Vĩnh Bình mất khoảng 4 ngày. Nếu đi từ Quang Lang qua Quảng Nguyên vào Thái Bình thì mất 6 ngày. Còn một đường nữa là đi qua Thái Nguyên Bắc Cạn đến Quảng Nguyên rồi vào đường này hiểm trở mất độ 12 ngày. Ngoài ra ta còn có đường đi từ Tô Mậu Quảng Ninh qua Tư Lăng và vào trại Cổ Vạn Thiên Long. Đó là những đường chính đi lại giữa ta và Tống. Khi tấn công Tống nếu ta lấy được Khâm Châu thì theo đường Khâm Châu đến Ung Châu là gần hơn cả. Trong chiến lược tấn công Tống Lý Thường Kiệt sử dụng cả thuỷ bộ binh lợi dụng triệt để

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN