tailieunhanh - Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 10

Thế là nước Pháp, ngay từ đầu đã lo đến sự "an ninh" ở châu Á nhiều hơn là đến danh dự phải tôn trọng chữ ký của mình trên các Hiệp định Genève. Đập lại luận điệu của phái cực hữu và của đảng xã hội chỉ trích chính sách bỏ cuộc của mình, Chính phủ nêu lên câu hỏi: vậy thì các ngài có chính sách nào khác không ? Và phe đối lập đã đành phải trả lời là: không | Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 7 Thế là nước Pháp ngay từ đầu đã lo đến sự an ninh ở châu Á nhiều hơn là đến danh dự phải tôn trọng chữ ký của mình trên các Hiệp định Genève. Đập lại luận điệu của phái cực hữu và của đảng xã hội chỉ trích chính sách bỏ cuộc của mình Chính phủ nêu lên câu hỏi vậy thì các ngài có chính sách nào khác không Và phe đối lập đã đành phải trả lời là không. Vả chăng phe đối lập rồi sẽ được trấn an về những lợi ích kinh tế của Pháp ở Đông Dương Bộ trưởng bộ các Quốc gia Liên hiệp đã có thể đoán chắc với các Nghị sĩ rằng Ở Nam Việt Nam Campuchia và Lào mục tiêu của Chính phủ Pháp là giành được cho các công dânc ủa chúng ta những điều kiện đảm bảo ngang như những điều kiện đảm bảo mà họ đã được hưởng theo các hiệp ước ký những năm 1949 và 1950 với Bảo Đại chú thích của tác giả . Nhằm mục đích này nhiều hiệp định đã được ký kết trong mấy tháng qua với Chính phủ Ngô Đình Diệm. Chính phủ Pháp đã có những cuộc hội đàm song phương với Campuchia Lào và Việt Nam nhằm thực hiện một cuộc chuyển tiếp êm thấm cho nền kinh tế của các nước này cũng như cho các quyền lợi tư nhân của Pháp. Đặc biệt là nhờ đạt được những biên thuế ưu tiên các cuộc thương lượng này đảm bảo duy trì về cơ bản các luồng mậu dịch giữa nước Pháp và Đông Dương. Cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều đã khẳng định họ không hề có ý định làm chuyển hướng những luồng mậu dịch này . 30 Những cuộc thương lượng song phương này giữa nước Pháp và chính quyền Diệm sẽ không diễn ra êm thấm. Chính phủ Pháp nhất quyết buộc phía đối tác phải trả giá càng cao càng tốt cho cái quyền thừa kế ưu tiên của người con trưởng những con chủ bài chính mà họ nắm trong tay để thương lượng là sự có mặt của đội quân viễn chinh Pháp những nhóm chính trị - tôn giáo được vũ trang mà bộ chỉ huy Pháp đã tài trợ và trang bị Bình Xuyên Cao Đài Hòa Hảo chính quyền Diệm sẽ không bao giờ được yên tâm về sự ổn định của mình chừng nào còn có mặt những đội quân này trên lãnh thổ. Nhưng phía Diệm cũng không hoàn .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN