tailieunhanh - LỊCH SỬ TRANG PHỤC CÁC TRIỀU ĐẠI TRONG KIẾN VIỆT NAM - PHẦN 1

Lịch sử phát triển của dân tộc được ghi nhận trong nhiều truyện thần thoại. Theo huyền sử Lạc Long Quân và Âu Cơ, đến đời vua Hùng thứ 18 nước ta phát triển thành một quốc gia văn minh với nền văn hóa Đông Sơn, cư dân nông nghiệp lúa nước sông Mã, sông Hồng. Trong sách “Đại Việt sử kí toàn thư”, sử thần Ngô Sĩ Liên viế | LỊCH SỬ TRANG PHỤC CÁC TRIỀU ĐẠI TRONG KIẾN VIỆT NAM Lời nói đầu Lịch sử phát triển của dân tộc được ghi nhận trong nhiều truyện thần thoại. Theo huyền sử Lạc Long Quân và Âu Cơ đến đời vua Hùng thứ 18 nước ta phát triển thành một quốc gia văn minh với nền văn hóa Đông Sơn cư dân nông nghiệp lúa nước sông Mã sông Hồng. Trong sách Đại Việt sử kí toàn thư sử thần Ngô Sĩ Liên viết Thời Hoàng đế dựng muôn nước lấy địa giới Giao Chỉ về phía tây nam xa ngoài đất Bách Việt. Vua Nghiêu sai Hy Thị đến ở đất Nam Giao để định đất Giao Chỉ ở phương Nam. Vua Vũ chia chín châu thì Bách Việt thuộc phần đất Châu Dương Giao chỉ thuộc về đấy. Từ đời Thành Vương nhà Chu 1063 - 1026 TCN mới gọi là Việt Thành tên Việt bắt đầu có từ đấy 1 . Lạc Long Quân lên ngôi Hùng Vương lấy đặt quốc hiệu là Văn Lang. Trải qua hơn một thiên niên kỉ vua truyền ngôi cho Thục Phán ông dựng hai cột đồng trên núi Nghĩa Lĩnh thề sẽ tiếp tục giữ nước và thờ vua Hùng. Thục Phán xưng hiệu là An Dương Vương đổi quốc hiệu là Âu Lạc năm 158 TCN. Nhờ những thư tịch cổ đại Trung Hoa và thư tịch cổ thời tự chủ của Đại Việt cho biết từ thế kỉ X nước ta bắt đầu phục hiện lại quá khứ của dân tộc sau giai đoạn bị ngoại xâm một ngàn năm Bắc thuộc. Qua nhiều triều đại với các sử thần danh tiếng viết trong sử sách nhằm tôn vinh quá khứ lịch sử dân tộc tiếp nối truyền thống con cháu Rồng Tiên trải mấy ngàn năm dựng và giữ nước. Vào những năm đầu thế kỉ XX các nhà khoa học và khảo cổ ở trong và ngoài nước đã phát hiện nhiều di vật của nước Văn Lang cổ đại giai đoạn Hùng Vương thuộc văn hóa Đông Sơn. Năm 1929 với những hiện vật thu được ở làng Đông Sơn kết hợp cùng những di vật do các nhà nghiên cứu Pháp tìm thấy ở lưu vực sông Hồng các học giả về Đông Nam Á trên thế giới đã biết đến thời đại đồng thau ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì qua bài viết của Gloubew. Năm 1934 R. Heini Geldern nhà nghiên cứu người Áo lần đầu tiên định danh nền văn hóa đó là văn hóa Đông Sơn . Cùng với Gloubew Geldern coi văn hóa Đông Sơn có vai trò của văn

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN