tailieunhanh - TƯ DUY ĐƠN ÂM, ĐA ÂM VÀ BẢN CHẤT NGÔN NGỮ ÂM NHẠC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

Trong bài này, chúng tôi muốn góp phần vào việc tìm hiểu, phát hiện những quy luật trong quá trình kế thừa và phát triển nền âm nhạc Việt Nam hiện đại qua việc nghiên cứu về Tư duy đơn âm, đa âm và bản chất ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam hiện đại1 Tư duy đơn âm và đa âm. Đơn âm trong đặc thù dân ca người Việt | Một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất của âm nhạc là cao độ mà đường nét sống động của nó được bộc lộ trong giai điệu. Tuy nhiên, với phương thức đa âm, giai điệu chỉ là một trong những hợp phần làm nên tác phẩm, trong lúc ở phương thức đơn âm thì giai điệu lại là tất cả. Bên cạnh những yếu tố, mà ta có thể cảm nhận dễ dàng khi nhìn vào bài bản, như cao độ, cường độ, tiết tấu, nhịp điệu còn một yếu tố ẩn dấu bên trong, phụ thuộc vào tâm lý con người, tạo nên lực đẩy ngầm phân chia câu đoạn các tác phẩm từ mở đầu tới kết thúc, yếu tố cực kỳ quan trọng đó chính là công năng sinh ra từ hai trạng thái ở đỉnh điểm của hai cực : động và tĩnh, không ổn định và ổn định. ở hệ thống đa âm, công năng được biểu hiện qua những hợp âm với mối liên hệ chiều ngang và sắp xếp các cao độ theo chiều dọc trong nó. Còn ở hệ thống đơn âm, toàn bộ sự diễn biến công năng đều nằm trong một tiết diện mảnh mai duy nhất: giai điệu. Có thể nói đây là sự khác biệt căn bản của hai phương thức biểu hiện. Như vậy, rõ ràng ở hai hệ thống, hai phương thức đã được đặt trong hai sự lựa chọn khác nhau. Những sự lựa chọn này nằm trong nếp cảm nghĩ của một cộng đồng, của một dân tộc cụ thể trong một quá trình lịch sử nhất định với biết bao thế hệ đã hun đúc để tạo lập nên và hoàn thiện hơn. Chính vì vậy, về thực chất, những hình thức biểu hiện này đã được sản sinh ra từ những tư duy khác nhau : Tư duy đơn âm và tư duy đa ca Việt Nam nói chung, dân ca người Việt nói riêng; đều nằm trong hệ thống đơn âm. Tuy nhiên, ở mỗi nền dân ca của mỗi tộc người trên đất nước ta đều có một lối nói, một ngôn ngữ đơn âm riêng với màu sắc riêng. Có nhiều yếu tố tạo nên sự khác biệt này, trong đó nổi bật là yếu tố ngữ điệu, đặc biệt của người nói đa thanh được tạo ra trong một âm vực nhất định, trong đó từ không dấu là điểm tựa âm vực. Giai điệu dân ca người Việt, trong quá trình phát triển, thường di chuyển từ âm khu cao tới âm khu thấp kéo theo sự di chuyển của điểm tựa âm vực, đem lại những màu sắc hết sức tinh tế mà chỉ những người am hiểu tiếng Việt mới có thể cảm nhận được.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN