tailieunhanh - Văn hoá sử Nhật Bản - CHƯƠNG 5 VĂN HÓA THỜI XÃ HỘI PHONG KIẾN BÀNH TRƯỚNG SỰ NỔI DẬY THÌNH LÌNH CỦA VŨ SĨ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA VIỆC

Lịch sử tiến triển rõ rệt nhất khi có sự thay đổi quyền lực chính trị. Sức mạnh làm lịch sử tiến triển trước hết được tích lũy ở giai tầng thấp nhất trong xã hội, sức mạnh nầy lần lần lên giai tầng trên và sau cùng đi đến chỗ làm thay đổi quyền lực chính trị. Và động cơ thúc đẩy lịch sử tiến triển lúc nào cũng là cần lao sinh sản, và điều nầy đã trở thành thường thức ngày nay. . | Văn hoá sử Nhật Bản_Chương 5 CHƯƠNG 5 VĂN HÓA THỜI XÃ HỘI PHONG KIẾN BÀNH TRƯỚNG SỰ NỔI DẬY THÌNH LÌNH CỦA VŨ SĨ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA VIỆC NẦY Lịch sử tiến triển rõ rệt nhất khi có sự thay đổi quyền lực chính trị. Sức mạnh làm lịch sử tiến triển trước hết được tích lũy ở giai tầng thấp nhất trong xã hội sức mạnh nầy lần lần lên giai tầng trên và sau cùng đi đến chỗ làm thay đổi quyền lực chính trị. Và động cơ thúc đẩy lịch sử tiến triển lúc nào cũng là cần lao sinh sản và điều nầy đã trở thành thường thức ngày nay. Như đã nói ở phần trước không phải dòng Fujiwara hay những quí tộc khác đã làm xã hội luật lệnh biến chất để trở thành xã hội quí tộc mà chính sự chống đối tiêu cực của giới nông dân đã gây ra điều nầy. Nông dân đã trốn ruộng khẩu phần gây ra sự đổ vỡ của chế độ phạn điền và làm phát triển chế độ trang viên. Sau đó chính sự trưởng thành của nông dân đã khiến nông dân đứng lên làm trang viên đổ vỡ và từ đó quốc gia thời cổ bị diệt vong và xã hội phong kiến được tạo ra. Sự nổi dậy thình lình của vũ sĩ không nhất thiết là kết quả của quá trình tranh dành quyền lực giữa vũ sĩ và quí tộc trong nội bộ của giai cấp cai trị. Như đã nói ở phần trước vũ sĩ là một thế lực mới xuất hiện từ thành phần hào nông tầng lớp danh sĩ ở nông thôn. Sư nổi dậy thình lình của vũ sĩ có một ý nghĩa lớn lao là tiến hành cách mạng trong quyền lực cai trị mà giai cấp cai trị của quốc gia đời xưa đã giữ hầu như là liên tục từ thời đại Yayoi nay sắp bị thay đổi bằng một thế lực từ dưới lên một thế lực đã được bồi dưỡng trong đại chúng nhân dân. Giai cấp thị tính quí tộc thời luật lệnh quí tộc thời chính trị nhiếp quan tất cả đã giữ địa vị cai trị của mình trong cơ cấu quốc gia dưới chế độ thiên hoàng ngược lại vũ sĩ những địa chủ ở địa phương có chân đứng trên một cơ sở hiện thực là kinh doanh nông nghiệp. Vũ sĩ đã được sinh ra với sứ mệnh phải lớn lên trong nội bộ của cơ cấu chế độ thiên hoàng nên đã phải lấy một hình thức tuân thủ giai cấp cai trị tỉ dụ như hoặc được bổ nhiệm làm

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN