tailieunhanh - Giáo trình Thổ nhưỡng học - PGS.TS Trần Văn Chính

Giáo trình Thổ nhưỡng học được biên soạn cho sinh viên các ngành khoa học đất, hoá nông nghiệp, môi trường, quản lý đất đai, cây trồng, bảo vệ thực vật làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các ngành khác, học viên cao học, nghiên cứu sinh và cán bộ ngành nông nghiệp. | LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Thổ nhưỡng học được biên soạn cho sinh viên các ngành khoa học đất hoá nông nghiệp môi trường quản lý đất đai cây trồng bảo vệ thực vật. làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các ngành khác học viên cao học nghiên cứu sinh và cán bộ ngành nông nghiệp. Với tinh thần đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được sự đồng ý của trường Đại học Nông nghiệp I bộ môn Khoa học đất tái bản giáo trình Thổ nhưỡng học xuất bản năm 2000 có sửa đổi bổ sung cập nhật thông tin thay đổi cách trình bày và được phân công chịu trách nhiệm như sau . Trần Văn Chính Chương VIII IX X XV và một phần chương III. TS. Cao Việt Hà Chương VI và VII. TS. Đỗ Nguyên Hải Chương XI XII và XVI ThS. Hoàng Văn Mùa Chương I II và XVII. PGS. TS. Nguyễn Hữu Thành Chương IV V XIII và XIV. . Nguyễn Xuân Thành một phần chương III. Hiệu đính và chủ biên lần tái bản này . Trần Văn Chính Bám sát yêu cầu đào tạo các tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước các kết quả nghiên cứu gần đây. Tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ Bộ môn Khoa học đất - Trường Đại học Nông nghiệp I - Gia Lâm -Hà Nội Telephone 04 8769272 Email khoahocdat@ Bài mở đầu KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỔ NHƯỠNG 1. Khái niệm về đất và độ phì nhiêu Trên mặt địa cầu có chỗ là một khối rắn chắc có chỗ là bãi cát mênh mông hoang mạc có chỗ cây cối mọc xanh tươi bát ngát. Loài người gọi vùng thứ nhất là đá nham thạch vùng thứ hai là sa mạc và vùng thứ ba là thổ nhưỡng. Như vậy thổ nhưỡng là đất mặt tơi xốp của vỏ lục địa có độ dầy khác nhau có thể sản xuất ra những sản phẩm của cây trồng. Nguồn gốc của đất là từ các loại đá mẹ nằm trong thiên nhiên lâu đời bị phá huỷ dần dần dưới tác dụng của yếu tố lý học hoá học và sinh học. Tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt giữa đá mẹ và đất là độ phì nhiêu nếu chưa có độ phì nhiêu thực vật thượng đẳng chưa sống được thì chưa gọi là thổ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN