tailieunhanh - Một Chân Dung Lớn Của Nền Mỹ Thuật Việt Nam Thế Kỷ XX Nguyễn Gia Trí (1908 - 1993)
Trường Mỹ Thuật Đông Dương được thành lập năm 1924 ở Hà Nội, chỉ trong một thời gian ngắn chừng hơn mươi năm, đã đặt nền tảng cho một nền nghệ thuật mới hình thành và phát triển. Nếu Trường Mỹ Thuật Hà Nội không được thành lập thì có lẽ ngày nay Việt Nam vẫn chưa có một nền nghệ thuật hiện đại, và mỹ thuật Việt Nam vẫn bị chìm lấp, lẫn lộn với mỹ thuật Trung Hoa. Nguyễn Gia Trí vào học trường Mỹ Thuật Hà Nội khóa 5, nhưng bỏ học lở dở, sau đó dường. | Một Chân Dung Lớn Của Nền Mỹ Thuật Việt Nam Thế Kỷ XX Nguyễn Gia Trí 1908 - 1993 Trường Mỹ Thuật Đông Dương được thành lập năm 1924 ở Hà Nội chỉ trong một thời gian ngắn chừng hơn mươi năm đã đặt nền tảng cho một nền nghệ thuật mới hình thành và phát triển. Nếu Trường Mỹ Thuật Hà Nội không được thành lập thì có lẽ ngày nay Việt Nam vẫn chưa có một nền nghệ thuật hiện đại và mỹ thuật Việt Nam vẫn bị chìm lấp lẫn lộn với mỹ thuật Trung Hoa. Nguyễn Gia Trí vào học trường Mỹ Thuật Hà Nội khóa 5 nhưng bỏ học lở dở sau đó dường như theo lời khuyến khích của họa sĩ Victor Tardieu ông trở lại Trường theo học khóa 7 cùng với các bạn đồng môn Lưu Văn Sìn Trần Văn Cẩn Nguyễn Văn Tại Vũ Đức Nhuận . vào năm 1931. Chỉ vài năm sau đó ông đã là một khuôn mặt nổi bật đến độ trên đất Hà thành văn vật thời thập niên 40-50 đã có lời truyền tụng về tứ tượng trong nghề hội họa nhất Trí nhì Lâm tam Vân tứ Cẩn Nguyễn Gia Trí Nguyễn Tường Lân Tô Ngọc Vân và Trần Văn Cẩn . 1 Nguyễn Gia Trí với những phát hiện hoàn toàn mới mẻ về kỹ thuật sơn mài từ những năm đầu thập niên 30 lúc còn là sinh viên Trường Mỹ Thuật Đông Dương ở Hà Nội vẫn tiếp tục những tìm kiếm và hoàn thiện thứ nghệ thuật đặc sắc này đã tạo nên một tiếng nói có trọng lượng trong sinh hoạt nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại. Thời kỳ tuổi trẻ đầy nồng nàn với đời sống ông đam mê nghiên cứu và đưa kỹ thuật sơn mài đến cao điểm của nó nghĩa là từ một thứ kỹ thuật thủ công đã hóa thân thành thế giới của cái đẹp với bao nhiêu điều kỳ diệu không tìm được ở nơi nào khác ở chất liệu nào khác óng ả sâu thẳm lộng lẫy mà rất trầm mặc. Trong cuộc triển lãm 1939 do Trường Mỹ Thuật Đông Dương tổ chức các tác phẩm của Nguyễn Gia Trí gây được nhiều chú ý đặc biệt chưa từng thấy. Qua cuộc bày tranh này Tô Ngọc Vân đã có nhận xét Cái lối sơn cổ của ta hào nhoáng lòe loẹt son giữa màu son vàng chỉ có sắc vàng trơ trẽn như anh nhà giàu phô của vào Trường Mỹ Thuật đã dần dần biến thành mỹ công nhã nhặn mà vẫn rất quý giá. Vàng bạc sơn son sơn .
đang nạp các trang xem trước