tailieunhanh - Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ - CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ VÀ TỔ CHỨC CỦA HỆ THỐNG TƯ PHÁP LIÊN BANG

Một trong những đặc điểm quan trọng nhất, thú vị nhất và có lẽ rối rắm nhất của tư pháp Hoa Kỳ là hệ thống tòa án kép; tức là tại mỗi cấp chính quyền (bang và quốc gia) có một hệ thống tòa án riêng. Do đó, có một hệ thống tòa án riêng cho mỗi bang, một cho Hạt Columbia (Washington, ) và một cho chính quyền liên bang. | Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ CHƯƠNG 1 LỊCH SỬ VÀ TỔ CHỨC CỦA HỆ THỐNG TƯ PHÁP LIÊN BANG Một trong những đặc điểm quan trọng nhất thú vị nhất và có lẽ rối rắm nhất của tư pháp Hoa Kỳ là hệ thống tòa án kép tức là tại mỗi cấp chính quyền bang và quốc gia có một hệ thống tòa án riêng. Do đó có một hệ thống tòa án riêng cho mỗi bang một cho Hạt Columbia Washington và một cho chính quyền liên bang. Một số vấn đề pháp lý được giải quyết hoàn toàn ở tòa án bang trong khi các vấn đề khác được giải quyết hoàn toàn tại tòa án liên bang. Nhưng vẫn còn các vấn đề khác được cả hai hệ thống xét xử quan tâm và đôi khi có xuất hiện va chạm. Các tòa án liên bang được trao đổi trong chương này còn các tòa án bang sẽ được xem xét trong chương 2. BỐI CẢNH LỊCH SỬ Trước khi thông qua Hiến pháp Hoa Kỳ chịu sự điều chỉnh của Hiến chương liên minh Charter of Confederation . Theo Hiến chương hầu hết chức năng của chính quyền quốc gia đề u nằm trong tay của một cơ quan lập pháp duy nhất gọi là Quốc hội. Chưa có sự phân chia quyền hành pháp và lập pháp. Việc thiếu vắng hệ thống tư pháp quốc gia được coi là nhược điểm chính của Hiến chương. Do đó các đại biểu nhóm họp trong Hội nghị lập hiến được tổ chức tại Philadelphia năm 1787 đã nhất trí là phải thành lập một hệ thống tư pháp quốc gia. Tuy nhiên có nhiều bất đồng về hình thức cụ thể của ngành tư pháp. Hội nghị lập hiến và Điều III của Hiến pháp Đề xuất đầu tiên được đưa ra trước Hội nghị lậ p hiến là Kế họa ch Virginia trong đó đề nghị thành lập một Tòa án tối cao và các tòa liên bang cấp dưới. Những người phản đối Kế hoạch Virginia đã đáp lại bằng Kế hoạch New Jersey kêu gọi thành lập một cơ quan xét xử tối cao duy nhất của liên bang. Nhữ ng người ủng hộ Kế hoạch New Jersey đã hết sức khó chịu với ý tưởng thành lập các tòa án liên bang cấp dưới. Họ cho rằng các tòa án bang phải xét sử sơ thẩm tất cả các vụ việc và quy định đầy đủ quyền kháng cáo lên Tòa án tối cao để bảo vệ các quyền quốc gia và đảm bảo tính thống nhất xét xử

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN