tailieunhanh - Phục Hưng
Tác phẩm David của Michelangelo, (Galleria dell'Accademia, Florence) là một ví dụ cho đỉnh cao nghệ thuật Phục Hưng Phục Hưng (tiếng Ý: Rinascimento, từ ri- "lần nữa" và nascere "được sinh ra")[1] là một phong trào văn hóa trải dài thế kỷ 14 đến thế kỷ 17, khởi đầu tại Florence (Ý) vào hậu kỳ Trung Cổ và sau đó lan rộng ra phần còn lại của châu Âu. Thuật ngữ này cũng được dùng một cách không rõ ràng để chỉ thời kỳ lịch sử, mặc dù những thay đổi của Phục Hưng không đồng đều ở. | Phục Hưng. Í3 Tác phẩm David của Michelangelo Galleria dell Accademia Florence là một ví dụ cho đỉnh cao nghệ thuật Phục Hưng Phục Hưng tiếng Ý Rinascimento từ ri- lần nữa và nascere được sinh ra 1 là một phong trào văn hóa trải dài thế kỷ 14 đến thế kỷ 17 khởi đầu tại Florence Ý vào hậu kỳ Trung Cổ và sau đó lan rộng ra phần còn lại của châu Âu. Thuật ngữ này cũng được dùng một cách không rõ ràng để chỉ thời kỳ lịch sử mặc dù những thay đổi của Phục Hưng không đồng đều ở khắp châu Âu đây là cách sử dụng thông dụng của thuật ngữ. Thuật ngữ Rinascenza tái sinh được nhà sử học Giorgio Vasari dùng ban đầu vào năm 1550 để chỉ sự hồi sinh và phát triển rực rỡ các hoạt động nghệ thuật và khoa học bắt đầu tại Ý vào thế kỷ 13. Sau đó thuật ngữ Renaissance được Jules Michelet dùng trong tiếng Pháp và nhà sử học Thụy Sĩ Jacob Burckhardt phát triển khoảng những năm 1860 . Tái sinh ở đây có hai nghĩa một là sự khám phá lại các sách vở cổ điển và đem ứng dụng vào trong khoa học và nghệ thuật hai là để chỉ kết quả của các hoạt động văn hóa đó mang lại sự hồi sinh cho văn hóa châu Âu nói chung. Như vậy Phục Hưng có thể hiểu theo hai cách chính tuy khác biệt nhưng đều có ý nghĩa là sự tái sinh của nền giáo dục cổ điển Tây phương thông qua sách vở tài liệu kinh điển của phương Tây và hồi sinh của văn hóa châu Âu nói chung. Từ Hán-Việt viết hoa Phục hưng hay Phục Hưng là thuật ngữ tương đương với khái niệm này. Mục lục 1 Hồi sinh tinh thần của thời kỳ Cổ đại 2 Nghệ thuật o Các nghệ sĩ nổi tiếng trong thời kỳ Phục Hưng o Hội họa o Điêu khắc 3 Kiến trúc 4 Văn học 5 Triết học 6 Âm nhạc 7 Tham khảo 8 Đọc thêm 9 Sách o Nguồn sơ cấp 10 Chú thích 11 Liên kết ngoài Hồi sinh tinh thần của thời kỳ Cổ .
đang nạp các trang xem trước