tailieunhanh - Giáo trình hóa phân tích - Chương 2 Phân tích khối lượng

Tham khảo tài liệu 'giáo trình hóa phân tích - chương 2 phân tích khối lượng', khoa học tự nhiên, hoá học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Chương II PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG Đây là phương pháp có lịch sử lâu đời nhất trong các phương pháp phân tích định lượng. Phương pháp này dựa trên khối lượng cân chính xác của sản phẩm sạch có công thức hoá học xác định chứa nguyên tố ion hoặc thành phần . cần phân tích đã được tách ra sau khi chuyển hoá chúng bằng các phản ứng thích hợp để từ đó tính ra lượng chất cần phân tích có trong mẫu. Ví dụ khi phân tích ion Fe3 trong dung dịch làm kết tủa nó dưới dạng Fe OH 3 bằng dung dịch NH4OH. Lọc lấy kết tủa và rửa sạch. Nung kết tủa ở nhiệt độ 1000oC đến khối lượng không đổi nhằm chuyển kết tủa thành Fe2O3. Để nguội mẫu nung đến nhiệt độ phòng rồi cân khối lượng của nó bằng cân phân tích. Từ khối lượng cân tính ra khối lượng ion Fe3 . Dựa trên cách tiến hành khác nhau có thể chia các phương pháp phân tích khối lượng thành 4 nhóm phương pháp chính sau Phương pháp tách Phương pháp chưng cất hoặc đốt cháy Phương pháp nhiệt phân Phương pháp kết tủa . Phương pháp tách Trong phương pháp này thành phần cần xác định được tách ra ở trạng thái tự do rửa sạch làm khô và cân bằng cân phân tích. Ví dụ để xác định Au trong các hợp kim Au - Cu hoà tan một lượng hợp kim trong nước cường thuỷ HNO3 đặc HCl đặc . Dung dịch thu được cho tác dụng với hidropeoxit ion Au3 sẽ bị khử đến trạng thái Au tự do và tách ra khỏi dung dịch còn ion Cu2 không phản ứng 2Au3 3H2O2 2Au ị 6H 3O2 Sau khi rửa sạch làm khô lượng Au được cân bằng cân phân tích và từ lượng cân suy ra hàm lượng Au có trong hợp kim. Phương pháp tách thường được dùng trong các ngành sản xuất công nghiệp trong phân tích đối tượng nông nghiệp nó ít được dùng. . Phương pháp chưng cất hoặc đốt cháy Trong phương pháp này thành phần cần xác định được tách ra ở thể khí bằng những phản ứng hoá học thích hợp phản ứng phân huỷ phản ứng đốt cháy. sau đó các chất khí thoát ra được cất và được hấp phụ vào bình hấp phụ. Từ sự tăng khối lượng của bình hấp phụ suy ra hàm lượng chất cần phân .