tailieunhanh - Ngô Đạo Tử
Ngô Đạo Tử (chữ Hán: 吴道子; 685-758) là họa sĩ lớn của Trung Quốc thời nhà Đường, người Dương Cù thuộc huyện Vũ, Hà Nam, Trung Quốc. Thời trẻ Ngô Đạo Tử mồ côi cha mẹ từ nhỏ, gia đình nghèo. Ông thông minh hiếu học, theo học những nhà thư pháp nổi tiếng như Trương Túc, Hạ Tri Chương. Quãng thời gian theo học thư pháp đã tạo cơ sở cho việc học và phát triển hội họa của ông sau này[1]. . | Ngô Đạo Tử Ngô Đạo Tử chữ Hán M í 685-758 là họa sĩ lớn của Trung Quốc thời nhà Đường người Dương Cù thuộc huyện Vũ Hà Nam Trung Quốc. Mục lục 1 Thời trẻ 2 Sự nghiệp o Ngao du tự tác o Họa sĩ cung đình 3 Di sản 4 Xem thêm 5 Tham khảo 6 Chú thích Thời trẻ Ngô Đạo Tử mồ côi cha mẹ từ nhỏ gia đình nghèo. Ông thông minh hiếu học theo học những nhà thư pháp nổi tiếng như Trương Túc Hạ Tri Chương. Quãng thời gian theo học thư pháp đã tạo cơ sở cho việc học và phát triển hội họa của ông sau này 1 . Đối với hội họa Ngô Đạo Tử tỏ ra ham thích từ bé. Tới năm 17 tuổi ông đã giỏi vẽ tranh nắm vững kỹ xảo cao siêu của hội họa. Do có tài năng ông được Vĩ Tự Lập một sủng thần của Đường Trung Tông đồng thời là người ham mê nghệ thuật chú ý đến và thu nhận làm tiểu lại. Sự nghiệp Ngao du tự tác Ngô Đạo Tử từng theo Vĩ Tự Lập vào Tứ Xuyên. Tại đây ông đã nổi cảm hứng vẽ tranh. Tranh sơn thủy của ông có tính chân thực thể hiện phong cách hùng tráng. Ngô Đạo Tử chính là người khai sáng ra sự thay đổi phong cách tranh sơn thủy gọi là sơn thủy chi biến 2 . Vào khoảng niên hiệu Cảnh Long thời Đường Trung Tông 707-709 Ngô Đạo Tử đến Hà Khâu 3 nhận chức Huyện úy tức là bắt trộm cướp và cai quản tù ngục. Do cách làm việc khoan dung dân chúng xa gần đều rất khen ngợi. Tuy nhiên công việc này không hợp với ông nên không lâu sau ông từ chức về sống ở Lạc Dương. Cũng từ thời gian này Ngô Đạo Tử sống tự do để thỏa chí làm nghệ thuật. Phật giáo và Đạo giáo thời Đường phát triển mạnh tại Tràng An và Lạc Dương có nhiều chùa chiền đạo quán lớn với những bức họa tường của các bậc tiền bối. Đây là điều kiện tốt cho Ngô Đạo Tử quan sát học tập từ các tác phẩm của các danh họa. Người ảnh hưởng lớn nhất tới ông là họa sĩ nổi tiếng Trương Tăng Dao thời Lương người không chỉ giỏi vẽ chân dung các nhân vật trong Phật giáo Đạo giáo mà còn chịu ảnh hưởng của các họa sĩ phương Tây với phong cách vẽ sơ thể làm hình nổi trên mặt phẳng. Ngô Đạo Tử đã lĩnh hội sâu sắc nghệ thuật này và được người đời gọi .
đang nạp các trang xem trước