tailieunhanh - Quảng bá thương hiệu VN bằng Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Từ trách nhiệm xã hội, đến tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp và xa hơn nữa là quảng bá thương hiệu Việt Nam là một hành trình dài, đầy thử thách. Nhưng đã đến lúc các doanh nghiệp Việt tích cực nhập cuộc. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được định nghĩa là: “sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ, sao cho vừa tốt cho doanh. | Quảng bá thương hiệu VN bằng Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Từ trách nhiệm xã hội đến tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp và xa hơn nữa là quảng bá thương hiệu Việt Nam là một hành trình dài đầy thử thách. Nhưng đã đến lúc các doanh nghiệp Việt tích cực nhập cuộc. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được định nghĩa là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững hợp tác cùng người lao động gia đình họ cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển . NiGel Twose - Chuyên gia Ngân hàng thế giới . Trách nhiệm xã hội gồm nhiều cấp độ. Theo Giáo sư John A. Quelch Phó Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Harvard nó chia thành Ở cấp độ đầu tiên có những công ty coi trách nhiệm xã hội chỉ với nghĩa làm việc từ thiện xã hội. Họ thấy tương đối dễ khi cắt giảm các khoản trợ cấp thường niên trong giai đoạn suy thoái. Ở cấp độ thứ hai là những công ty kết hợp hỗ trợ xã hội với các chương trình marketing. Các công ty này ít khi từ bỏ trách nhiệm xã hội kiểu này bởi vì nhãn hiệu của họ gắn kết với những sự kiện chương trình cụ thể. Ở cấp độ thứ ba người ta thấy việc xem xét trách nhiệm xã hội gắn kết ngay với hoạt động hàng ngày của công ty. Ở cấp độ thứ tư và cũng là cấp cuối cùng đó là những công ty đã quốc tế hóa các giá trị trách nhiệm xã hội vào văn hóa doanh nghiệp các bản tuyên bố trách nhiệm và các quyết định được đưa ra hàng ngày. Xét từ định nghĩa và các cấp độ này có thể thấy nhiều doanh nghiệp lớn Việt Nam đã đi đầu thực hiện rất nhiều việc hoạt động từ thiện đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi xã hội. Tuy nhiên từ chỗ có các hoạt động cộng đồng đến việc ý thức rõ ràng và biến trách nhiệm xã hội thành một phần trong tầm nhìn của doanh nghiệp và chiến lược phát triển bền vững lâu dài của doanh nghiệp là không hề đơn giản. Trách nhiệm xã hội và đi liền với nó là bộ Quy tắc ứng xử Code of Conduct không được quy định trong luật doanh nghiệp. Và làm tròn trách nhiệm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN